Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Con người đến thế gian này đều là duyên phận

Nam Mô A MI ĐÀ PHẬT
Điều thứ nhất giảng giải cho chúng ta biết, trong kinh đức Phật thường nói về duyên khởi. Ở đây nói có nhân – duyên -quả, ngài không nói nhân khởi mà nói duyên khởi. Vì sao không nói nhân? Nhân muốn thành quả trong đó nhất định phải có duyên. Nếu không có duyên thì nhân chẳng thể biến thành quả. Giống như một hạt dưa, hạt dưa muốn kết thành quả, nếu hạt dưa này không có duyên, chúng ta đạt nó vào trong ly uống trà thì nó sẽ không có duyên, để 100 năm cũng chẳng thể kết thành quả dưa. Duyên của nó là gì? Duyên của nó là đất, phải có phân bón, không khí, nước, ánh nắng mặt trời, con người chăm sóc nó đây là tăng thượng duyên. Có đầy đủ những điều kiện này, nó lớn lên trông rất đẹp mắt, nó sẽ đâm chổi, nẩy lộc, khai hoa, đậu quả, thiếu một thứ cũng không được.
Qua đây quí vị sẽ thấy được, pháp giới duyên khởi là vô lượng nhân duyên. Cho nên duyên mỗi mỗi đều khác biệt, giống như ví dụ chúng tôi vừa đưa ra, chủng tử là nhân, thân nhân, đất là duyên, đất và nước không giống nhau, nước và ánh nắng mặt trời không giống nhau, ánh nắng mặt trời và không khí không giống nhau. Nó phải có đầy đủ những điều kiện để nó sanh trưởng, duyên là điều kiện. Phải có đầy đủ nhiều điều kiện nó mới có thể sanh trưởng.
Chư pháp: Pháp không giống nhau, duyên cũng không giống nhau. Con người đến thế gian này, đây là duyên. Nhân là gì? Nhân cơ bản là một thứ, là tương đồng, chính là tâm hiện thức biến, điều này hoàn toàn tương đồng, tất cả pháp đều không ngoại lệ. Nhưng chúng ta đầu thai vào cõi nhân gian này, chọn cha mẹ, đây là duyên phận. Vì sao quí vị chọn cặp vợ chồng kia làm cha mẹ mình? Sao không chọn người khác? Trong kinh đức Phật giải thích rằng. Cha mẹ và con cái là do duyên, nếu không có duyên, đối diện cũng không nhìn thấy, không tìm thấy. Duyên gì? Đức Phật nói có bốn loại duyên:
Thứ nhất là báo ân. Trong đời quá khứ quí vị có duyên với người đó, cha mẹ này có ân với quí vị, gặp lại vô cùng hoan hỷ, quí vị đến để đền ơn. Đứa trẻ đến để báo ân rất tốt, đỡ phải lo, hiếu tử hiền tôn mà! Nó rất thông mình, ngoan ngoãn, biết nghe lời. Quí vị hiểu được đạo lý này rồi, hãy kết thiện duyên rộng lớn với con người, kết ân huệ rộng, thì mới có nhiều người báo ân chứ.
Thứ hai là báo oán: Nghĩa là trong đời quá khứ quí vị là kẻ thù của nhau, nó sinh vào gia đình quí vị để báo oán, để báo thù. Chuyện này phiền phức lớn, đứa trẻ này trong tương lai là kẻ phá phách, nó sẽ khiến cho quí vị nhà tan cửa nát, nó đến báo oán mà. Xã hội ngày nay, trẻ tốt thì ít, trẻ xấu lại nhiều. Nguyên nhân gì vậy? Cha mẹ quí vị có nhiều ân đức bố thí cho mọi người, hay ý niệm tự tư tự lợi, muốn chiếm đoạt của người khác nhiều? Đạo lý ở chỗ này.
Thứ ba là đòi nợ. Nghĩa là quí vị thiếu tiền nó, nhưng không nợ mạng nó, nó không đòi mạng quí vị đâu, nhưng kiếm được tiền thì phải trả cho nó, gọi là quỷ đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, đứa trẻ nuôi lên ba lên bốn sẽ chết đi. Vì sao? Quí vị thiếu bao nhiêu tiền thì tốn bấy nhiêu đó thôi, đòi hết nợ thì nó đi, nó không có tình cảm gì với quí vị, quí vị yêu quí nó nó cũng chẳng có tình cảm với quí vị. Nếu thiếu nợ nhiều, có thể nó phải đòi đến năm 10, 20 tuổi, nuôi ăn học tốt nghiệp đại học, lấy được học vị tiến sĩ xong thì chết, đó là đòi nợ nhiều.
Thứ tư là trả nợ: Nghĩa là đứa trẻ này thiếu nợ cha mẹ, cho nên nó chăm lo đời sống vật chất cho cha mẹ rất chu đáo, cũng phải xem nó thiếu nợ bao nhiêu, thiếu nợ nhiều thì phải trả nhiều, nó sẽ chăm lo đời sống vật chất cho cha mẹ thật hậu. Nếu thiếu nợ ít, cuộc sống của cha mẹ, nó miễn cưỡng cung cấp cho một ít đủ ăn là được rồi, không cho dư, nó không lo cho cuộc sống của cha mẹ thật đầy đủ đâu. Sự việc này chúng tôi tận mắt chứng kiến, coi cha mẹ là người gì? Coi cha mẹ giống như người ở vậy. Cha mẹ lớn tuổi rồi, cũng phải có một người ở chăm lo cho, nhưng con cái xem cha mẹ như người ở vậy, tiền sinh hoạt hàng tháng tính chặt chẽ. Chưa học Phật thì chẳng biết được, học Phật rồi sẽ hiểu đây là trả nợ. Trong đời quá khứ cha mẹ thiếu nợ nó không nhiều, nên phải trả nợ ít.
Đức Phật dạy nếu không có bốn duyên trên đây thì chẳng đến gia đình này. Học Phật rồi phải làm gì với gia đình mình đây? Đức Phật dạy chuyển nghiệt duyên thành pháp duyên. Dạy, quí vị hãy dạy họ, dạy luân lý, đạo đức, nhân quả. Hãy hóa giải những oan gia trái chủ trong đời quá khứ thành pháp duyên. Quí vị xem, chẳng phải những điều ta đang học đây sao? Không có định pháp mà, pháp vô định pháp, xem quí vị biết chuyển đổi hay không. Khi Phật pháp chưa truyền vào Trung Quốc, lão tổ tông của chúng ta đã biết đạo lý này, cho nên lão tổ tông chú trọng cội rễ giáo dục, cội rễ giáo dục là chuyển đổi duyên, chẳng phải không chuyển đổi được duyên, chuyển được. Quí vị dạy họ, họ chuyển đổi được rồi, quí vị trở thành người ân lớn đức lớn đối với họ. Vì sao vậy? Đúng ra họ là những người báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Ngày nay quí vị chuyển đổi được họ rồi, dạy họ trở thành bậc hiền nhân, thánh nhân, thành chư Phật Bồ tát, ân đức này to lớn vô cùng.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 66
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Tử Hà
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày: 23 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *