Tiêu tiền cũng là Đại học vấn. Tại sao vậy? Tiêu tiền đúng thì tích đại đức, đại phước; tiêu không đúng thì tạo nghiệp, phải đọa tam đồ. Cho nên có tiền là phước báo, là trong mệnh có phước, tiêu tiền là trí tuệ, làm sao tiêu là đại trí tuệ. Tiền tài tuyệt đối không nên cho rằng chiếm lấy cho đó là của mình, tâm bạn liền thái bình, bạn càng thoải mái, càng vui! Nếu như có ý này, ngày ngày toan tính, tiền này phải làm gì? Lại sợ mất đi, sợ người khác cướp, một ngày đến tối vì nó mà lao tâm, khổ này không nói nên lời.
Cầu giáo: Sư phụ, có người hỏi, nay vốn doanh nghiệp con đã đạt đến con số 100 triệu, trong mệnh con có nó, con muốn giữ nó, còn muốn có nhiều hơn, muốn thay đổi vận mệnh, có cách nào không ạ?
Sư đáp: có, bố thí, càng bố thí càng có nhiều. Bố thí tiền thì được tiền tài, bố thí pháp thì được thông minh trí tuệ, bạn đến nơi dưỡng lão, chăm sóc những người tàn tật, bạn được khỏe mạnh trường thọ, đó là Phật dạy. Người ta làm sao để phát tài? Bố thí thì phát tài. Trong mệnh anh ta có gì? Đời đời kiếp kiếp hoan hỷ bố thí, tích lũy dần.
Cầu giáo: Sư phụ, chúng con nhìn thấy có vị cư sĩ, chính là người học Phật, dường như trong lòng anh ta có tính toán. Có lúc nói với chúng con, nói rằng tôi lại cúng cho vị thầy nào đó hết bao nhiêu tiền, nơi kia xây chùa tôi cũng quyên tặng hết mười triệu, đó có phải là bố thí tốt đẹp không?
Sư đáp: Không nhất định. Tại sao? Đạo tràng đó làm gì?
Cầu giáo: Thế thì con không có hỏi, chỉ là xây chùa lớn, đấy là anh ta xây, bên dưới có ghi tên công đức của anh ta.
Sư đáp: Không được. Tên công đức là gì? Con đem tiền chôn vào trong đất, không có tác dụng. Bao nhiêu người nghèo khổ, đói chết tại sao lại không giúp đỡ họ? Giúp họ có thể sống được, trong kinh Phật nói, cứu một mạng người hơn xây bảy cấp phù đồ.
Cầu giáo: Sư phụ, thế thì cứu một huệ mạng?
Sư đáp: Thế thì càng cao hơn nữa, phước báo còn lớn hơn nữa. Con nghĩ xem, anh ta tại sao không đi làm việc này, lại lo xây chùa? Con cần phải cứu người, việc này phước báo lớn hơn xây chùa.
Cầu giáo: Thế thì không tốn tiền, không bố thí.
Sư đáp: Đúng. Nếu như trong chùa đó thật sự có cao tăng, truyền pháp chân chánh, đó là đại công đức. Nếu như chùa này không có người giảng kinh, không có người tu hành, đều là để tham quan du lịch, thì phước báo không có.
Cầu giáo: Đúng vậy, rất nhiều người thật sự như vậy, tuy không học Phật nhưng nhìn thấy thầy giảng kinh thuyết pháp, nhìn thấy người đó họ liền tin tưởng. Cho nên nói, đối với việc phát tài, thay đổi vận mệnh họ rất muốn nghe theo thầy.
Sư đáp: Đúng, trong Phật môn, đấy là việc dễ dàng. Con biết con có bao nhiêu tiền này, là do kiếp trước, đời đời kiếp kiếp hoan hỷ bố thí mà có được quả báo.
Cầu giáo: Sư phụ, làm sao có thể đoán được, con rất trẻ, mười mấy tuổi, hai mươi mấy tuổi, mệnh của con thế nào? Con không nhìn thấy giống như đại sư thuật số Trần Lãng, con làm sao đoán được trong tương lai tiền tài trong mệnh của con có bao nhiêu?
Sư đáp: Không nên hỏi việc này, con chỉ cần bố thí, kho tiền tự nhiên ngày ngày tăng trưởng, trống không cũng sẽ sinh đầy thêm nhiều. Khi thầy còn trẻ, rất nhiều người xem mệnh, tài khố thầy là trống rỗng. Không có tiền tài. Nhưng con xem chúng ta ngày nay bố thí, những năm nay một năm bố thí đại khái 10 triệu usd, thầy tính đại khái thế, thật nằm mơ cũng không ngờ!
Cầu giáo: Mệnh thật sự có thể thay đổi ạ.
Sư đáp: Đúng vậy. Thầy vẫn không cần tiền, có rất nhiều người đem đến, thầy đều không cần, không tiếp nhận. Khi làm các hoạt động bên ngoài, người ta cúng dường đều gửi lại ngay tại đạo tràng ấy, một xu thầy cũng không mang theo. (dẫn từ “Tại Sao Kiếm Tiền?”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)
1 bình luận trong “Có tiền là phước báo, tiêu tiền là trí tuệ”