Tích phước, tiết kiệm, tiết chế để dưỡng đức, cho nên nơi nơi đều tích phước thì đó là tu hành. Thật sự Cổ Đại Đức, các ngài tắm rửa, mỗi ngày dùng hạn định là 8 ly nước, rửa mặt, đánh răng, tắm rửa, tổng tất cả không có quá lượng nước đó. Giặt y phục cũng dùng nước đó, nước tắm xong thì dùng giặt quần áo, đó là tiếc phước. Ngoài tiết kiệm nước ra, những thứ khác cũng đều tiết kiệm, vì vật phẩm của thường trụ có được không dễ dàng, dựa vào tín chúng cúng dường, nếu bạn lãng phí quá mức thì sao đủ khả năng chịu được ! Cổ Đại Đức nói: “tam tâm chưa thành, giọt nước khó tiêu”, tam tâm đó là tâm quá khứ, tâm hiện tại, và tâm tương lai, chưa thành tức là bạn không có khai ngộ, thì uống nước đều không có tiêu hoá, vì sao vậy? bởi vì tương lai bạn phải trả nợ: “đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”. Người tu đạo có tâm cảnh giác cao như vậy thì không thể thành công ư.
Chúng ta rửa mặt, bao gồm tắm rửa cũng không thể sử dụng nhiều nước, đây là tích phước. Một người không thể không có phước báo, có phước báo, thì bạn tu hành mới thuận lợi, không có phước báo, thì bạn tu hành gặp chướng ngại trùng trùng. Cho nên phước báo của chúng ta đều nên dùng giúp đỡ cho đường tu của chúng ta, chính mình càng tích phước, càng tiết kiệm càng tốt. Hiện nay chúng ta cũng biết tài nguyên nước rất thiếu thốn, khí hậu toàn cầu đang nóng lên, nguồn nước ngọt càng ngày càng khan hiếm, tương lai sẽ càng ngày càng ít đi. Nên có lần các nhà khoa học đã nói một câu, thực sự làm chấn động mọi người, nói là: tương lai những giọt nước cuối cùng của trái đất là giọt nước mắt của con người. Tại sao vậy? Tất cả khô cạn rồi, chỉ có nước mắt của bạn là nước thôi. Nên bạn thấy được như vậy thì cần phải quý tiếc nước, chúng ta tắm rửa không thể sử dụng nhiều nước.
Như trong đạo tràng này của chúng ta, vì đông người nên điều kiện không bằng ở nhà của các bạn, tôi nghe nói có một đồng tu trong số những bạn nhỏ, là con trai của Bộ trưởng, có thể đời sống ở nhà đều rất là sung túc, đầy đủ, đến tại đây rất khó thích nghi. Nhưng đã đến đây rồi, thì bạn phải nỗ lực để theo tiêu chuẩn của người tu, nếu không thì bạn cần chi đến đây ? Bạn muốn thoải mái hơn, thì bạn về nhà, cần chi đến nơi này ? Chúng ta đây còn có hạn chế số lượng, bạn nhường vị trí cho người khác thì tốt. Bạn đã đến thì phải tu hành, tức là lấy khổ làm thầy, bỏ đi những tập khí không tốt của mình, tập khí ham muốn hưởng thụ, không tích phước, lãng phí, đem chúng tiêu trừ đi, như vậy liền đạt hiệu quả. Thật sự cổ Đại đức, các Ngài tắm rửa, mỗi ngày dùng hạn định là 8 ly nước, rửa mặt, đánh răng, tắm rửa, tổng tất cả không quá lượng nước đó. Giặt y phục cũng dùng nước đó, nước tắm xong thì dùng giặt quần áo, đó là tiếc nước.
Ngoài tiết kiệm nước ra, những thứ khác cũng đều tiết kiệm, vì vật phẩm của thường trụ có được không dễ dàng, dựa vào tín chúng cúng dường,nếu bạn lãng phí quá mức, thì sao bạn đủ khả năng chịu được? Cổ Đại đức nói: “Tam tâm chưa thành, giọt nước khó tiêu”, tam tâm đó là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai; chưa thành tức là bạn không có khai ngộ, thì uống nước đều khó tiêu hóa, vì sao vậy? Bởi vì tương lai bạn phải trả nợ,“Đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”. Người tu đạo có tâm cảnh giác cao như vậy, thì không thể thành công ư ! Cho nên nơi nơi đều tích phước, thì đó là tu hành, như điện, vật dụng, thức ăn của thường trụ, chúng ta đều không được lãng phí. Như chúng ta ăn, mỗi ngày thọ trai xong, đem tất cả thức ăn trong bát ăn sạch hết, không thể để lại hạt cơm, cơm đổ trên bàn, thậm chí trên đất, đều phải lượm lên ăn hết. Những đồng tu hành đường của chúng ta rất vất vả, lúc đem cơm, thức ăn cho người, không cẩn thận làm rơi ít xuống đất, thì họ liền lượm lên để ăn, điều này rất đáng được tán thán ! Đó đều là để tích phước, tiết kiệm, tiết chế để dưỡng đức.
Chủ Giảng : HT Thượng Tịnh Hạ Không.