Trong kinh Phật đã lấy một thí dụ, tội nghiệp được so sánh như bóng tối, căn nhà tối cả nghìn năm, chỉ cần đốt lên một ngọn đèn, ngọn đèn đó chính là sự phản tỉnh, giác ngộ, thì tội nghiệp được tiêu trừ ngay.
Lại Kinh Tam Muội Quan Âm viết: “Quan Âm đã thành Phật trước ta, có tên Chánh Pháp Minh Như Lai, ta là người đệ tử khổ hạnh”, “chữ ta ở đây chính là Phật Thích Ca”. Phật Thích Ca Mâu Ni tự xưng, Bồ Tát Quan Âm đã thành thành Phật trước Ngài, khi Bồ Tát Quan Âm thành Phật ngài còn làm một đệ tử khổ hạnh. Điều này nói lên Phật Thích Ca Mâu Ni có quan hệ với Bồ Tát Quan Âm, Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng làm đệ tử của Bồ Tát Quan Âm, ngài là người thầy của Phật Thích Ca.
Lại Kinh Thủ Lăng Nghiêm viết: “Trong vô lượng kiếp về trước, Bồ Tát Quan Âm, trước Cổ Quan Âm Như lai”, đây chỉ thời gian rất sớm, đây không phải là Bồ Tát Quan Âm ở thế giới Cực Lạc. Bồ Tát Quan Âm ở thế giới Cực Lạc, đây là Quan Thế Âm Như Lai, đây không phải một người.
“Thọ như huyễn văn, huân văn, tu pháp Kim Cang Tam Muội”, lúc bấy giờ Ngài tu pháp môn gì? Như huyễn văn, huân văn, tu pháp môn Kim Cang Tam Muội, tu pháp môn như vậy. “Từ văn tư tu để nhập tam ma địa, nghe lại tự tánh, đắc đạo vô thượng”, đạo vô thượng là thành Phật, đây là những lời trong Kinh Lăng Nghiêm. Từ vô lượng kiếp về trước, Bồ tát Quan Thế Âm đã thành Phật. Chương Quan Thế Âm Bồ Tát nhĩ căn viên thông của Kinh Lăng Nghiêm, nội dung chương này dành để nói về Bồ Tát Quan Thế Âm.
Có ba bộ kinh nói về Bồ Tát Quan Âm, tất cả đều không phải đứng độc lập, tất cả đều được kèm theo cuốn kinh chính. Quí vị xem đoạn đầu Kinh Lăng Nghiêm, đây là Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát. “Đại Thế Chí niệm Phật viên thông chương”, cũng là một bộ kinh chuyên dành giới thiệu Bồ Tát Đại Thế Chí. trong Kinh Lăng Nghiêm cũng có Bồ Tát Quan Âm, Kinh Hoa Nghiêm cũng có.
Kinh Hoa Nghiêm là đoạn Thiện Tài Đồng Tử năm mươi ba lần đi thăm viếng, đến thăm Bồ Tát Quan Thế Âm. Những lời khai thị của Bồ Tát Quan Thế Âm trong Kinh Hoa Nghiêm đã đề cập đến việc tu hành của bản thân ngài và việc giáo hoá chúng sinh, tất cả những việc làm của ngài đều được nói đến.
Địa Vị của Bồ tát là đệ thất hồi hướng, thập trú, thập hạnh, thập hồi hướng, đệ thất hồi hướng trong thập hồi hướng. Phổ Môn là phẩm đầu trong Kinh Pháp Hoa, chuyên giới thiệu Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Quan Thế Âm trong Phẩm Phổ Môn là một vị Bồ Tát Đẳng Giác. Qua ba bộ kinh này ta thấy được đẳng cấp khác biệt của Bồ Tát Quan Thế Âm.
Trong Kinh Lăng Nghiêm nghiêng nặng về những việc tự hành trì của Bồ Tát, nói rất nhiều về việc ngài tu tập thế nào để thành công. Phẩm Phổ Môn trong Kinh Pháp Hoa hình như dành toàn bộ để nói về Bồ Tát cứu độ những chúng sinh khổ nạn như thế nào. Kinh Hoa Nghiêm nói cả hai, việc Thiện Tài Đồng Tử đi thăm viếng và việc ngài tự hành hoá tha. Trong ba bộ kinh nói về Quan Âm, Đức Thế Tôn đã đặc biệt giới thiệu cho chúng ta.
Chúng ta tiếp tục xem phần sau đoạn cuối kinh văn, nếu trong thế gian này có những tai nạn, khi những tai nạn đó bất ngờ ập đến, bạn kí thác thân mạng mình nơi Bồ Tát, một lòng xưng niệm thì tai nạn đó sẽ được hoá giải. Đây chính là lòng từ bi vô lượng của Bồ Tát Quan Thế Âm và cũng là thành tựu viên mãn công đức bổn nguyện của ngài. Nếu ngài không trải qua nhiều kiếp tu hành thì làm sao có năng lực như thế, giống như việc kiến tạo thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, ngài phải trải qua năm kiếp tu hành.
Muốn cảm ứng đạo giao với Bồ Tát, chúng ta cũng phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện. Điều kiện của chúng ta càng sâu sắc thì sức gia trì của ngài càng lớn. Nếu chúng ta không chuẩn bị một thứ điều kiện gì cả, ngài cũng gia trì, nhưng sức gia trì không được lớn lắm. Có thể khó qua khỏi tai nạn nhưng ít nhất nó cũng được giảm bớt. Nếu công đức, sức lực chúng ta đầy đủ, cộng với sự gia trì của Bồ Tát, ta có thể thoát khỏi tai nạn.
Ta phải nắm vững vấn đề này để khỏi trách cứ Bồ Tát linh hay không linh. Tại sao ngài gia hộ cho người kia nhiều mà gia họ tôi ít vậy, Bồ Tát thiên vị, nếu bạn nghĩ như thế thì bạn đã tạo thêm tội nghiệp. Nguyên tắc cơ bản của việc gia trì là chúng ta có một phần công đức thì Phật gia trì một phần, ta có mười phần công đức thì Phật sẽ gia trì mười phần. Nếu ta không có chút công đức nào, tất cả những gì ta có đều là tội nghiệp, thì rắc rối rồi đấy. Bồ Tát muốn gia trì cũng không thể gia trì được, chứ không phải ngài không gia trì bạn.
Phần lớn người trên thế gian đều tạo nghiệp, tuy vậy vẫn có những người chân tu, nên những người tạo nghiệp vẫn còn may mắn đó là hưởng phước của người chân tu. Nhưng họ không hiểu đó là những người thực tâm tu hành mà còn mắng họ, sỉ nhục họ, coi thường họ. Trên thực tế, công đức tu hành của họ đã làm giảm nhẹ những tai nạn trong hiện tại của mình. Đó chính là điều những người này không biết để trả ơn vì không hiểu rõ chân tướng sự thực, đấy gọi là vong ân bội nghĩa.
Tuy vậy nhưng người tu hành không bao giờ trách cứ những người đó, tại sao? Họ rất đáng thương, không có ai dạy dỗ cho họ. Vốn họ cũng là những vị Phật, nhưng tại sao họ lại làm những việc sai trái như thế? Không ai dạy dỗ, bị tiêm nhiễm bởi những hủ tục, bị những thế lực như tập quán, hủ tục của xã hội lôi kéo, chúng ta không nên trách họ. Bản thân họ không biết, lại đang tạo nghiệp, họ thực sự là những người đáng thương, trong tương lai họ còn mang quả báo. Chưa lúc nào tâm Bồ Tát hết hi vọng hoá giải tất cả những tai nạn cho chúng sinh, chỉ cần họ phản tỉnh, họ sám hối thì việc hoá giải nằm trong tầm tay, không phải viển vông.
Trong kinh Phật đã lấy một thí dụ, tội nghiệp được so sánh như bóng tối, căn nhà tối cả nghìn năm, chỉ cần đốt lên một ngọn đèn, ngọn đèn đó chính là sự phản tỉnh, giác ngộ, thì tội nghiệp được tiêu trừ ngay.
Nên biết rằng, công năng của định chỉ đè ép được tội nghiệp vào một nơi, để nó không thể phát tác, chứ không phải tiêu diệt. Trí tuệ mới triệt tiêu được nó, khi trí tuệ được mở ra thì tội nghiệp liền được tiêu diệt. Bởi thế, giới định chỉ mới đè ép phiền não, giới chế phục cạn, còn định chế phục sâu hơn, nhưng tuệ có thể triệt tiêu luôn phiền não. Đây là tam học giới định tuệ, tác dụng của nó là ở chỗ đó.
Quán Kinh nói, đây là Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: “Trong ánh sáng tròn đầy trên đỉnh đầu của Bồ Tát có năm trăm hoá Phật như Phật Thích Ca Mâu Ni, mỗi hoá Phật có năm trăm hoá Bồ Tát, vô lượng chư thiên đứng hầu”. Đây là tướng Bồ Tát thị hiện, khi tạo hình tượng Bồ Tát Quan Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, mới nhìn qua giống nhau, nhưng kì thực có sự khác biệt.
Khác biệt ở đâu? Khác ở chỗ những chiếc mũ đội. Ánh sáng tròn đầy trên đỉnh đầu, những chiếc mũ các Ngài đội. Trong những chiếc mũ ấy thì trên mũ của Bồ Tát Quan Thế Âm có tượng Phật, tượng Phật đứng, đó là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng đứng. Trên mũ Bồ Tát Đại Thế Chí là một bình báu, quí vị xem họ được phân biệt rất rõ ràng, có sự khác biệt.
Trên tay Bồ Tát Quan Thế Âm thường cầm cành dương, cách thức biểu trưng không giống nhau, Bồ Tát Đại Thế Chí biểu trưng trí tuệ, Bồ Tát Quan Thế Âm biểu trưng cho từ bi. Hành môn là “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa đi vào”, bởi thế cứu độ tất cả chúng sinh khổ nạn. Dụng ý trong việc biểu trưng trí tuệ của Bồ Tát Đại Thế Chí rất sâu sắc, nếu từ bi không có trí tuệ thì từ bi đó chỉ mang đến những tác dụng không như ý muốn.
Bạn nghe nhà Phật thường nói: “Từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa đi vào”, nhưng còn có hai câu nữa, “từ bi thường mang theo tai hoạ, phương tiện chỉ là hạ sách”, ta phải hiểu câu này như thế nào? Nếu từ bi mà không có trí tuệ, thì kết quả sẽ là tai hoạ, đó là hạ sách, ý nói Quan Âm và Thế Chí đều không thể thiếu. Quan Âm bên ngoài, Thế Chí bên trong, bên ngoài là từ bi, bên trong là trí tuệ, như thế mới có thể cứu giúp được tất cả chúng sinh.
Phật biểu trưng cho tự tánh, đại diện lí thể. Tự tánh, lí thể không có hình tướng nên nó không có biểu hiện, tượng trưng cho bản thể. Tượng trưng của Bồ Tát là từ thể khởi dụng, từ thể khởi dụng chính là hai loại, một là trí hai là hành. Bồ Tát Đại Thế Chí biểu trưng trí, Bồ Tát Quan Thế Âm biểu trưng hành. Trí với hành là một chứ không phải hai, trí hành hợp nhất. Đây là điều được triết học đề cập đến, bởi thế trong Phật pháp đã ẩn chứa thứ triết học cao sâu.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 449 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.