“Xã hội ngày nay, câu nói của cổ nhân gây ấn tượng sâu sắc trong chúng ta: “Trong đời chuyện không như ý đến tám chín phần”, xã hội hiện tại thật sự là như thế. Mọi người không tin tưởng nhau, nhòm ngó nhau, ai ai cũng đề phòng lẫn nhau, ta phải ứng xử thế nào trong bối cảnh như thế? Dứt bỏ tất cả những hồ nghi, đề phòng đó đi, còn họ lừa dối ta? Họ lừa ta cũng tin, tuyệt đối không hồ nghi họ. Ta nói ta bị họ lừa dối tiền của, tiền bạc của ta bị họ cuỗm hết, cứ vui vẻ, cuối cùng cũng chúng ta sử dụng mà thôi, người dùng hay ta dùng cũng giống nhau cả sao? Ta cứ vui vẻ, hoan hỉ, đừng bao giờ oán hận, tại sao? Vốn chúng ta là nhất thể, tay này của ta và tay kia của ta dùng khác nhau ư? Khác nhau ở đâu nào, ta dùng bằng tay, họ cũng lấy tay để dùng, không giống nhau đó ư? Nếu đạt đến mức độ đó thì tâm trí của bạn đã rộng mở, bạn cảm nhận được cuộc sống này mới an vui làm sao, đấy chính là hạnh phúc mĩ mãn.
Có lần ông Phương Đông Mỹ nói với tôi, hưởng thụ cao nhất của đời người. Hưởng thụ cao nhất của người học Phật, hưởng thụ cao nhất đấy là không hồ nghi, không nhòm ngó, không thu mình lại. Người xưa có câu: “Đừng ôm lòng hại người, nhưng không thể không đề phòng người”, đề phòng người khác rất mệt, khó khăn lắm, thế thì cần gì! Có gì hay đâu mà đề phòng?
Nếu nhỡ bị sát hại, chẳng qua tiễn tôi sớm vãng sanh, vui vẻ thôi, vậy thì bạn còn gì để đề phòng. Đây là tuyến phòng ngự cuối cùng bị đánh bật, như thế mới tự tại, mới tương ứng với thật tướng các pháp. Kiểu giáo dục này chỉ có Đức Phật, ngoài ra không thể tìm được một nhà giáo dục thứ hai tương tự trên thế giới, có nền giáo dục nào dạy chúng ta chịu thiệt thòi đâu, chỉ Phật mới bảo ta chịu thua thiệt, lại còn dạy chúng ta thua thiệt sẽ như thế nào? Thua thiệt là Phước, bạn nên hiểu vấn đề này.
Chúng ta lấy của cải làm thí dụ, chúng ta là người sung túc, bị người khác lừa mất. Nếu người khác, họ sẽ tìm cách đòi lại, nhất định phải lấy lại bằng được, tìm mọi cách để lấy lại, phải phục thù họ. Người học Phật không như thế, chỉ cười xoà hoan hỷ. Nếu số ta có sẽ tự có, vứt cũng không mất. Còn như số ta không có, chắc chắn không đạt được, nhưng vào tay rồi cũng mất.
Người ta lấy của cải của mình, mình cứ dặn lòng, đấy là do số mạng ta không có mà nó thuộc người khác, tại sao? Lấy được có nghĩa là họ đủ tư cách để dùng, nếu không thuộc về họ, sau khi lấy được, họ sẽ gặp tai nạn. Đấy là nguyên lí ngàn đời, hoặc khi chiếm đoạt được số tiền của mình, sau khi quay về họ đổ bệnh, tất cả chỗ tiền đó đều đưa cho bác sĩ, đấy là do số mạng anh ta không được hưởng, không có phước!
Bởi thế của cải bất nghĩa là mối hoạ, mối họa ngay trước mắt đó là đau ốm, quả báo sau này sẽ là trả nợ trong ba đường ác, phải trả nợ, phải đền mạng, sai lầm lớn quá. Lấy mạng người tất nhiên ta phải đền mạng, lấy tiền người ta chắc chắn phải trả nợ cho người ta, quanh quẩn mãi trong thế gian không thôi, cứ lặp đi lặp lại mãi, sai lầm quá lớn.
Sau khi học Phật rồi mới tỉnh ngộ, không dám phạm nữa. Quý vị tước đoạt, lừa dối, tất cả đều tặng cho quý vị. Khi số mạng mình có, chắc chắn không đói, không lạnh được. Tất cả những biện pháp này, tôi được đại sư Chương Gia dạy khi mới học Phật, đã y giáo phụng hành và thấy có tác dụng trong sáu mươi năm nay. Rõ ràng nhất là chuyện của cải, mọi người muốn, cho họ tất, tôi đi nơi khác. Một số pháp sư nhỏ tuổi không phục, đến tìm tôi, tôi đã phân tích cho họ, nói rõ cho họ, nếu số mạng có, ta nên xả bớt, bố thí, chia xẻ của cải.
Trong kinh Phật đã dạy chúng ta, nhân của tiền tài là do biết bố thí, càng bố thí ta càng giàu có. Thực thế, mỗi lần buông bỏ tất cả, chưa được một năm, tất cả đều quay trở lại, thậm chí còn nhiều hơn ngày trước, lãi hơn, lúc đó mọi người mới tin.
Chúng tôi đã bố thí, bố thí rất nhiều, đã ba lần, lần sau tốt hơn lần trước. Đấy chính là do số mạng quý vị có, bỏ cũng không hết, bỏ không hết cũng cần bỏ, nếu không bỏ là tạo nghiệp, xả bỏ là chính xác nhất. Ai muốn cứ đưa hết cho họ, không đắn đo là tôi phải đưa người này hay đưa người khác, như thế là sai. Như thế là quý vị đã khởi tâm, động niệm, phân biệt, chấp trước, cứ để mọi thứ tự nhiên. Nếu y theo lời dạy của Phật Bồ Tát để làm thì sẽ chẳng bao giờ thua thiệt.
Chúng ta nên thực hiện ba thứ bố thí trong đời, bố thí tài sản sẽ có tài sản. Bố thí Phật Pháp, đem tiền bạc để in kinh là bố thí Pháp, giảng Pháp mỗi ngày là bố thí Pháp, bố thí Pháp sẽ được trí tuệ thông minh. Nếu không thực hành bố thí Pháp thì quý vị không bao giờ nắm được những nội dung cốt yếu trong Kinh điển. Nói chỉ để nghe mà thôi, chứ không thể áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày, quý vị chẳng nhận được những ích lợi thật sự. Đây là lí do đa phần người học Phật thối tâm, họ không nhập vào cảnh giới làm sao họ không thối tâm. Không phải có nhiều điều hay mới được coi là lợi ích thật sự.
Loại bố thí thứ ba là thí Vô uý, sẽ được sức khoẻ sống lâu, bố thí Vô uý nghĩa là thấy người khác đang đau khổ, gặp tai nạn, chúng ta dốc toàn tâm lực giúp đỡ họ, yểm trợ họ hoá giải, đạt đến hiệu quả, đừng để lại dấu tích, như thế mới đúng, tại sao? Giúp đỡ người khác là bổn phận, là nghĩa vụ, không kèm theo quyền lợi, như thế mới được tự tại, như vậy mới nâng cao được cảnh giới, điều này sẽ mang lại rất nhiều niềm vui!
Tất cả danh lợi trên cuộc đời là giả tạm, tất cả những ánh hào quang đó cũng là giả tạm, không có gì chắc thật cả. Không mang theo được thứ gì sau khi nhắm mắt, nhưng mức độ được nâng lên đó sẽ giúp ích bạn rất nhiều, mức độ phẩm vị sẽ được tăng lên khi vãng sinh Thế Giới Cực Lạc.”
Trích Lục: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 450.
Chủ Giảng: HT. Thượng Tịnh Hạ Không.