Chúng ta bình tĩnh nghĩ thử xem, 50 năm, 60 năm về trước, trước lúc kháng chiến và thời gian trước đó, đây là việc tôi đích thân trải qua.
Lúc đó đời sống nhân dân rất khổ, ở thôn quê khoảng một tháng mới bán thịt một lần, đâu phải ngày nào cũng có thịt mà ăn? Là việc chẳng thể có được. Cả mấy làng một tháng mới hợp lại làm thịt một con heo. Lúc làm thịt heo thì tìm một cái cây cao, trên cây để một cành tre, trên cành tre treo một miếng giấy vàng, mọi người nhìn thấy thì biết ngày hôm ấy có bán thịt ở đó, mới đi đến đó mua nữa cân, một cân thịt, mỗi tháng mới ăn thịt một lần, chỉ có vào dịp tết thì mới có thịt ăn mỗi ngày. Do đó con nít đều mong cho đến tết. Hiện nay thì mỗi ngày đều là tết, mỗi ngày đều ăn thịt, mỗi ngày đều sát sanh, tai nạn quả báo bèn lập tức hiện tiền. Chúng ta phải bình tĩnh mà quan sát, mà suy tư thì sẽ tìm ra nguyên nhân thật sự, thiên tai nhân họa xảy ra dồn dập không dứt, nhìn thấy mà ghê sợ.
Chúng ta làm việc trong nhà bếp, đọc tới đoạn này có thể nào chẳng kinh hồn hoảng vía ư? Đọc qua đoạn này trong kinh Địa Tạng thì nhất định sẽ chẳng dám ăn thịt nữa, chẳng dám sát sanh nữa. Chúng ta học Phật, tuy là mình hiểu được đạo lý này, nhưng người nhà chẳng tin, họ còn muốn ăn thịt, mỗi ngày đều phải cắt xẻo cho họ, vẫn còn chặc thịt, vẫn phải nấu nướng cho họ thì phải làm sao?
Tôi khuyên bạn, tốt nhất mỗi ngày niệm một cuốn kinh Địa Tạng hồi hướng cho người nhà. Bạn có tâm chân thành thì Tam Bảo gia trì, tương lai tâm niệm của họ sẽ từ từ chuyển đổi trở lại, chân thành có thể cảm động con người. Dùng tâm chân thành thay thế cả nhà, cả nhà đều là oán thân chủ nợ. “Tôi chẳng ăn nhưng phải làm thay cho họ”, như vậy không phải là oán thân chủ nợ ư? Thế nên, bạn phải thay họ hồi hướng sám hối, một ngày nào đó họ sẽ cảm động, họ sẽ quay lại. Nếu họ không thể quay lại, chẳng cảm động, đó là vì tâm chân thành của chúng ta chẳng đủ, sức lực của chúng ta chưa đạt đến mức, phải tự trách mình, nhất định phải tìm thời gian để sám hối thay họ.
(Trích lục từ Địa Tạng Kinh Giảng Ký do Hòa Thượng Tịnh Không thuyết giảng)
Lão Ân Sư Tịnh Không.
Hoan nghênh phổ biến – công đức vô lượng.
A DI ĐÀ PHẬT.