Tôi ăn chay đến nay là 59 năm, sang năm tròn một giáp, khoẻ mạnh, suốt đời chẳng bệnh. Tôi tham gia nhiều hội nghị quốc tế, người ta hỏi tôi nhiều nhất là: “thưa pháp sư! thầy dùng phương pháp dưỡng sinh nào?”. Tôi bảo họ: “ăn chay, tâm thanh tịnh, tôi chẳng có đạo dưỡng sinh nào khác”.
Người thuộc lớp tuổi trung niên trở lên, mọi người chú trọng sức khỏe, sức khỏe phải nhờ vào thuốc bổ là giả, những thứ ấy đều rất đáng sợ, vì sao? Chúng có tác dụng phụ, chẳng phải là thứ tốt lành. Thứ tốt đẹp là tâm thái của quý vị. Hãy điều chỉnh tâm thái, đoạn ác, tu thiện. Vì thế, ăn chay là đạo dưỡng sinh tốt nhất. Tôi học Phật chưa đầy nửa năm bèn chọn cách ăn chay, tôi chẳng phải là mê tín. Vì trước khi học Phật, lúc tôi còn học trong trường, tức lúc học Trung Học tại Nam Kinh, quê tôi ở An Huy, tôi một mình ở Nam Kinh, ở nhà người bạn học họ Trần, Nhĩ Đông Trần, Trần Trí, về sau anh ta học Y, tôi ở trong nhà anh ta hình như hai học kỳ, tức một năm. Gia đình anh ta là đa nguyên văn hóa, bà nội niệm Phật, trong nhà có tiểu Phật đường, niệm Phật, thắp nhang. Mẹ anh ta là tín đồ Cơ Đốc, cha là tín đồ đạo Hồi. Do vậy, tôi ở đấy một năm, đối với Cơ Đốc Giáo và đạo Hồi đều hiểu đôi chút, thường nghe các vị lão nhân giảng giải. Hơn nữa, tôi rất thích đạo Hồi, đạo Hồi nói tới Ngũ Công, Ngũ Điển. Ngũ Điển là Ngũ Luân của Nho gia. Vì thế, đạo Hồi của Trung Quốc và văn hóa truyền thống Trung Quốc đã dung hợp thành một khối, vô cùng ôn hòa.
Sau này, tôi ở ngoại quốc, có một phái đạo Hồi tại Trảo Oa (Java) thuộc Ấn Ni (Indonesia) do Trịnh Hòa truyền qua, nên trong phái ấy có dấu ấn văn hóa Trung Quốc, vô cùng ôn hòa. Trịnh Hòa là tín đồ đạo Hồi, chủ nhân của ông ta là hoàng đế Vĩnh Lạc (Minh Thành Tổ), [nhà vua] là một Phật tử kiền thành, cho nên Trịnh Hòa cũng quy y Phật giáo, ông ta cũng truyền đạo Hồi. Một chi phái đạo Hồi ở Tô Môn Đáp Lạp (Sumatra) của Ấn Ni do Trung Đông truyền qua, so ra mạnh mẽ, hung hãn, khác hẳn phái đạo Hồi tại Trảo Oa. Vì thế, vùng Nam Dương chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trịnh Hòa mãi cho đến hiện thời đã sáu trăm năm mà vẫn còn thấy những hiệu quả ấy.
Khi ấy, tôi biết ăn uống trong đạo Hồi được tìm hiểu kỹ hơn bình thường. Người bình thường chúng ta chỉ biết vệ sinh, sinh là sinh lý, ăn uống nhằm bảo vệ sinh lý ấy, đó là vệ sinh. Đạo Hồi không chỉ biết vệ sinh, mà còn biết vệ tánh, tánh là gì? Tánh tình. Chúng ta tánh tình ôn nhu có liên quan tới ăn uống. Do vậy, phàm những động vật hay thực vật có tánh tình bất hảo họ cũng không ăn. Năm ấy, tôi hiểu được một đạo lý như thế. Sau này, tiếp xúc Phật pháp, Phật pháp chọn lựa cách ăn chay, giảng ba điều: Phật giáo không chỉ biết vệ tánh, mà còn biết vệ tâm, “tâm” là tâm từ bi. Do vậy, ẩm thực trong nhà Phật là vệ sinh, vệ tánh, vệ tâm, đây là đạo dưỡng sanh rất viên mãn, tôi vừa tiếp xúc bèn tiếp nhận.
Tôi ăn chay đến năm nay là năm mươi chín năm, sang năm tròn một giáp, khỏe mạnh, suốt đời chẳng bị bệnh. Tôi tham gia nhiều hội nghị quốc tế, người ta hỏi tôi nhiều nhất là: “Pháp sư! Thầy dùng phương pháp dưỡng sinh nào?” Tôi bảo họ: “Ăn chay, tâm thanh tịnh. Tôi chẳng có đạo dưỡng sinh nào khác!” Chỉ là ăn chay, tâm thanh tịnh. Tận hết sức tránh né ô nhiễm bên ngoài, ô nhiễm vật chất, ô nhiễm tinh thần, tận hết sức tránh né, mỗi ngày thân cận cổ thánh tiên hiền, đấy là tình trạng sinh hoạt mỗi ngày của tôi. Họ thấy thân thể tôi khỏe khoắn đều rất hâm mộ. Đấy là vì người khác thuyết pháp, tuy họ không hiểu Phật giáo, cũng không mong học Phật, thấy thân thể tôi khỏe mạnh, mong học theo tôi. Tôi sẽ dạy họ một chiêu, vô cùng hữu hiệu. Lớn nhất là A Di Đà Phật đã kiến lập một đạo tràng tu hành cho chúng ta là thế giới Cực Lạc. Thế giới ấy vô cùng viên mãn. Trong bộ kinh này, giới thiệu Tây Phương Cực Lạc thế giới, giới thiệu lịch sử và trạng huống trong cõi ấy, trạng huống sinh hoạt, giới thiệu thành quả giáo học bên ấy. Đương nhiên phương pháp tốt nhất là di dân sang Tây Phương Cực Lạc thế giới, thân cận A Di Đà Phật, nơi ấy là chốn đạt được thường lạc rốt ráo.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 24, thời gian: năm 2010)