Chuyện nhân quả - vãng sanh

Bốn người đoạ địa ngục vì tà dâm

XUỐNG THĂM ĐỊA NGỤC TÀ DÂM
Nguyên do là có bốn người bị đọa vào địa ngục rộng đến sáu chục dặm, bị nấu sôi sục như hạt gạo nấu hầm trong nồi nung suốt ba chục năm, xuống tận đáy địa ngục và sau ba chục năm nữa trồi lên miệng địa ngục, nhìn lẫn nhau, muốn đọc một câu kệ cũng không nổi, chỉ bập bẹ vài chữ, rồi lại rơi tõm vào địa ngục trở lại.
Vua nghe những âm thanh trên sau nửa đêm. Hốt hoảng và sợ hãi, vua hoang mang không hiểu có phải mình đã tới số, hay chánh hậu tận mạng, hay vương quốc tận diệt, và thức luôn đến sáng.
Trời sáng rồi, vua cho mời vị tư tế đến hỏi xem đó là điềm báo gì qua bốn âm thanh đã nghe là “Du, Sa, Na, So”. Vị Bà La Môn tư tế hoàn toàn không biết gì về ý nghĩa, nhưng sợ lộ ra sự ngu dốt của mình sẽ mất hết lợi danh, nên đáp càn:
– Ồ! Trầm trọng lắm, tâu bệ hạ.
Vua hỏi dồn:
– Xin thầy nói rành mạch hơn!
– Có nghĩa là bệ hạ sắp lìa đời.
Vua càng kinh hãi, ú ớ hỏi tiếp:
– Không có cách nào ngăn được sao?
– Tâu bệ hạ, có. Xin Ngài đừng sợ. Trong ba bộ Vệ-đà chỉ rằng phải tế lễ nhiều sinh vật thì có thể cứu mạng bệ hạ.
– Ta phải tìm thứ gì?
– Một trăm voi, một trăm ngựa, một trăm bò đực, một trăm bò cái, một trăm dê, một trăm lừa, một trăm ngựa giống, một trăm cừu, một trăm gà, một trăm heo, một trăm con trai, một trăm con gái.
Sở dĩ vị Bà La Môn đòi nhiều thứ như thế, vì chỉ nói tên thú rừng không, sẽ mang tiếng là muốn ăn thịt, do đó ông ta cần thêm voi, ngựa và người. Vua muốn cứu mạng mình với bất kì giá nào nên ưng thuận.
(Theo Tương Ưng bộ kinh, mỗi loài lên đến năm trăm. Dân chúng xót thương la khóc nghe như tiếng trái đất nứt vỡ).
Hoàng hậu Mạt-lợi (Mallika) nghe tiếng kêu khóc inh ỏi, hỏi vua:
– Ðại vương, làm sao mà các căn của Ngài hỗn loạn và mệt mỏi thế?
– Mạt-lợi! Bà không biết một con rắn độc lọt vào tai ta sao?
Và vua kể lại mọi sự.
Hoàng hậu bảo thẳng với vua:
– Bệ hạ quả là kẻ thiếu trí. Trong kho không thiếu chi các món ngon vật lạ, bệ hạ cai trị cả hai vương quốc, nhưng thật sự bệ hạ lại là kẻ thiếu trí.
Vua ngạc nhiên hỏi lại, và được hoàng hậu giải thích:
– Có bao giờ bệ hạ nghe rằng phải hi sinh mạng người khác để cứu sống mình không? Chỉ vì người Bà La Môn ngu xuẩn kia đã nói xằng mà xuýt chút nữa bệ hạ đẩy dân chúng vào bể khổ. Ðức Ðạo sư đang ngụ trong tinh xá gần đây, bậc Thầy của trời và người, bậc Thắng tri của tam thế. Bệ hạ hãy đến thỉnh cầu Ngài chỉ giáo.
Nhà vua và hoàng hậu đến tinh xá gặp Phật. Ðược Phật hỏi vì việc gì mà đến muộn, nhà vua vẫn còn ám ảnh về nỗi sợ chết không thốt nên lời, chỉ đảnh lễ rồi đứng im đó, hoàng hậu Mạt-lợi thay lời trình bày và được Phật dạy:
– Âm thanh vua nghe được là tiếng rên siết của kẻ xấu ác bị khổ hình.
Vua tò mò hỏi:
– Bạch Thế Tôn, họ đã tạo nghiệp gì?
Phật kể lại:
CHUYỆN QUÁ KHỨ
Vào thời xưa khi con người sống đến hai chục ngàn tuổi, Phật Ca-diếp xuất hiện. Trên đường du hóa với hai mươi ngàn Tỳ-kheo lậu tận, Phật đến thành Ba-la-nại.
Dân trong thành từng nhóm hai, ba người hoặc đông hơn, cúng dường thức ăn. Lúc đó có bốn người con của một thương buôn giàu có, sản nghiệp mỗi người lên đến bốn trăm triệu, và rất hòa thuận với nhau.
Một hôm họ bàn với nhau sao không cúng dường, tạo công đức, giữ giới hạnh vì một vị Phật đang du hóa. Nhưng không ai tán đồng. Kẻ thì ưa chè chén say sưa, người thì đắm say trong cơm thịt béo bở hoặc của ngon món lạ nấu nướng cầu kỳ. Có tên còn đòi tung tiền mua chuộc vợ người và cướp đoạt để tiêu khiển.
Cả bọn tán đồng ý kiến này và làm theo. Cứ như thế họ phạm tội tà dâm suốt hai chục ngàn năm, đến lúc mạng chung bị đọa vào địa ngục A-tỳ, bị khổ hình đau đớn trong thời kỳ giữa hai vị Phật ra đời. Vì quả báo ác nghiệp chưa tiêu, tái sinh, họ lại bị đọa vào Thiết địa ngục lớn sáu mươi dặm. Sau khi chìm xuống tận đáy địa ngục ba chục ngàn năm, họ bị trồi lên cũng ba chục ngàn năm. Mỗi người đều mong muốn đọc lên một câu kệ, nhưng chỉ thốt được một vần đầu, rồi lại rơi vào Thiết địa ngục.
Phật hỏi nhà vua:
– Bệ hạ nghe được chữ gì?
– Bạch Thế Tôn, chữ “Du”.
Phật liền đọc hết câu kệ mà kẻ chịu tội muốn thốt lên. Sau đó, Ngài bảo vua nói tiếp các chữ còn lại, và bổ túc thành bốn bài kệ như sau:
Du: Tạo ác nghiệp một đời,
Có của chẳng thi ân,
Tài sản dù ức triệu,
Không cứu nổi mạng thân.
Sa: Sáu chục ngàn năm dài,
Tạo tác bao nghiệp ác,
Ðịa ngục nung nấu sôi,
Biết bao giờ được thoát?
Na: Chẳng có ngày được thoát,
Thoát từ đâu có được?
Do xa xưa mình đã,
Gây bao điều ô trược.
So: Xin hứa chắc từ đây,
Nếu tái sinh làm người,
Quyết bố thí trì giới,
Làm việc thiện đời đời.
Thế Tôn đọc và giải thích từng câu kệ. Vua nghe qua chuyển động cả tâm can. Hiểu rằng tội tà dâm quả thật là nghiêm trọng, sẽ bị đọa địa ngục trong thời kỳ giữa hai đức Phật, rồi qua Thiết địa ngục chịu khổ hình thêm sáu chục ngàn năm chưa chắc đã mãn. Nhớ lại mình cũng sắp phạm tội, vua tự hứa từ đây dứt hết lòng tham dục vợ người, và thưa với Phật:
– Bạch Thế Tôn, hôm nay con mới biết đêm dài đối với kẻ thức.
Người lính hầu của vua ngồi gần đó cũng thưa:
– Bạch Thế Tôn, hôm qua con mới biết đường dài cho kẻ mệt.
Thế Tôn nối kết hai câu trên vào Pháp Cú:
(60) Ðêm dài cho kẻ thức,
Ðường dài cho kẻ mệt,
Luân hồi dài, kẻ ngu,
Không biết chơn diệu pháp.
Vua đảnh lễ Thế Tôn xong, trở về ra lệnh thả hết người và vật tế lễ. Họ được rưới nước trên đầu, trở về nhà và đồng thanh tán thán hoàng hậu Mạt-lợi, chúc bà được khang an trường thọ.
(Tích truyện Pháp Cú)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *