Kéo dài tuổi thọ, tôi là một thí dụ rất sống động, tôi chỉ thọ đến bốn mươi lăm tuổi. Lúc nhỏ vẫn thích xem bói, rất nhiều người xem cho tôi, bói cho tôi, hình như mọi người đều xem giống nhau, bốn mươi lăm tuổi là cửa ải lớn. Tôi cho những người đồng học biết, khi tôi đi xuất gia có ba người, bạn thân. Lần lượt xuất gia, cùng thọ giới, xuất gia cách nhau hai năm. Trong hai năm đó, ba người chúng tôi đều xuất gia, thọ giới một lần, ba đứa bạn thân cùng một tuổi, số mạng không thể vượt qua bốn lăm (45)
Đến năm bốn lăm tuổi, năm đó quả thật, tháng hai, một người đi, pháp sư Pháp Dung. Tháng năm, người thứ hai đi, pháp sư Minh Diễn, là người có mối quan hệ rất tốt với tôi. Thời kháng chiến chúng tôi cùng học, sau khi đến Đài Loan chúng tôi cùng làm việc. Sau khi tôi xuất gia một năm, pháp sư cũng xuất gia, người ban rất thân, thân hơn cả anh em. Anh em không ở cùng nhau, ở đây chúng tôi mỗi ngày đều bên nhau. Tháng bảy tôi nhuốm bệnh, tôi hiểu được, quý vị xem trong một năm, tháng hai một người đi, tháng năm đi một người, tháng bảy tôi nhuốm bệnh. Vì thế tôi niệm Phật cầu vãng sinh, cũng không đến bác sĩ, không thuốc thang.
Tôi quan niệm thế này, bác sĩ chỉ trị được bệnh không thể cứu được số, số mạng đã hết, đến bác sĩ cũng chẳng ích gì. Nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tịnh độ, niệm một tháng, bệnh liền hết. Tôi mới xuất gia là bắt đầu giảng kinh, khi tôi bệnh, hình như tôi giảng được mười hai mươi năm. Tôi không mong sống lâu, không mong kéo dài tuổi thọ, cái chết của tôi đã qua.
Lần thứ hai, có lẽ thọ mạng đã đến, lần thứ hai là năm tôi bảy chín tuổi. Tôi ít khi mắc bệnh, năm bảy chín tuổi nhuốm bệnh, không lâu, chỉ bốn hôm, tình hình rất nghiêm trọng, sốt cao. Ở Bắc Kinh, trong một khách sạn, tôi ở khách sạn, chuyện này tôi đã từng kể với quí vị. Bệnh đến ngày thứ tư, có lẽ sáng sớm, độ ba bốn giờ, tôi cảm thấy mình đang nằm bên sườn núi. Trước mặt tôi là núi, núi xanh trùng trùng, đấy là giấc mơ, nhưng thấy rất rõ.
Trước đến nay tôi chưa thấy cảnh này, tự nhiên tôi quên mình đang bệnh, thấy vô số người đang vây quanh, chật ních. Cả quả núi đều là người, đang hướng về tôi, tôi thấy họ rất rõ. Tự nhiên, những người này biến thành súc sinh, tôi khiếp quá, người đông như thế, tự nhiên sao lại biến thành súc sinh, đều hướng về tôi. Thấy thế, tôi chắp tay niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni liền có mặt, những gì đã thấy liền biến mất, Phật lớn bao nhiêu? Như trong kinh đã nói, như núi Hoàng Kim, cả một vùng trời!
Thông thường tôi giảng kinh lạy Phật, lạy thứ nhất lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Lạy thứ hai, lạy Bổn Sư A Di Đà Phật. Lạy thứ ba, lạy Bổn Sư Tỳ Lô Giá Na Phật. Tỳ Lô Giá Na là Phật Pháp thân, A Di Đà Phật là Phật Báo thân, Thích Ca Mâu Ni Phật là Phật Ứng thân. Tôi thực hành cách lạy như thế, đã tụng thuộc, mấy năm nay.
Phật Thích Ca Mâu Ni hiện ra, tôi lại niệm một tiếng Nam Mô Bổn Sư A Di Đà Phật, Phật A Di Đà hiện ra, không thấy Phật Thích Ca Mâu Ni nữa, cả không trung chỉ một vị Phật. Tôi tiếp tục niệm Nam Mô Bổn Sư Tỳ Lô Giá Na Phật, Phật Tỳ Lô Giá Na hiện ra, không thấy Phật A Di Đà nữa. Cuối cùng tôi niệm một tiếng, Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Tát Quán Thế Âm hiện ra, to lớn như Phật vậy.
Tôi liền nghe bên cạnh có người nói, ông còn có gì chưa buông bỏ chăng? Cần gặp ai chăng? Có việc gì chưa hoàn thành chăng? Tôi đều trả lời không, tôi muốn vãng sinh. Cuối cùng tôi nói một câu: Nếu Phật cần con ở lại thế gian này để cứu giúp những chúng sinh khổ nạn, con có thể ở lại thêm vài năm nữa cũng không sao. Tôi tỉnh lại trong tình trạng như thế, khi tỉnh, toàn thân mồ hôi đầm đìa, bệnh cũng hết, hôm sau chúng tôi quay về HongKong. Nghỉ ngơi ở HongKong hai tuần, tôi bắt đầu giảng kinh lại.
Đấy là kinh nghiệm hấp hối, kinh nghiệm chết, tôi đã trải qua, bởi thế bây giờ tôi không sợ chết. Tôi thích nhất là vãng sinh, càng sớm càng tốt. Sống ở đây, đại sư Chương Gia đã nói với tôi, chỉ cần thực sự phát tâm muốn chánh pháp dài lâu, vì hoằng pháp lợi sinh, đời ta sẽ được Phật Bồ Tát sắp đặt dùm, đừng lo. Tôi tin những lời của thầy, bởi thế tôi không lo lắng cho mình, không có chuyện gì cho mình. Sao cũng được, không gì là không tốt, tất cả đã có Phật Bồ Tát sắp đặt.
Khi phải đi, tôi có lòng tin rất kiên định, Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn tôi. Khi nào ngài đến tiếp dẫn, lúc đó tôi sẽ đi, ngài không đến tiếp dẫn, tôi ở lại đây giảng kinh. Sống ngày nào giảng ngày đó, đấy là sự nghiệp của chúng ta!
Ngày nay chúng ta biết, Phật A Di Đà ngày nào cũng giảng kinh, chưa nghỉ ngơi một ngày. Khi còn tại thế, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng bốn mươi chín năm, cũng không nghỉ ngày nào, đó là tấm gương sáng cho chúng ta. Giảng kinh dạy học, học tập kinh điển, đấy là Phật sự. Bởi thế phải tin tưởng, những lời Phật dạy trong kinh không lừa dối, không do ai nguỵ tạo, điểm này chúng ta phải tin tưởng. Nghĩa là kinh đó có phải do Phật nói chăng, hay là con người nguỵ tạo.
Tiêu chuẩn ở đâu? Tiêu chuẩn là Đại Tạng Kinh, điều này thầy Lí đã cho chúng tôi biết. Nếu ta thấy một bộ kinh, cứ tra Đại Tạng Kinh, xem trong Đại Tạng Kinh có hay chăng. Nếu có, không vấn đề gì, là kinh thật, không phải giả. Không có trong Đại Tạng Kinh, không thể tin được. Nhất định phải lấy Đại Tạng Kinh làm tiêu chuẩn, bởi Đại Tạng Kinh đã trải qua nhiều đời, đã được đại đức cao tăng khẳng định, sự ban bố của Đế vương. Ngày trước kinh điển muốn nhập kinh tạng phải được Đế vương phê chuẩn, không được Đế vương phê chuẩn, không được tuỳ tiện nhập tạng, bởi thế Tạng Kinh rất chặt chẽ.
Thế nhưng ngày nay, không còn tiêu chuẩn nữa, sách vở của ai cũng có thể nhập tạng. Mốc thời gian gần nhất của chúng ta là Long Tạng, đời Càn Long, còn được thẩm tra nghiêm khắc, đây là thường thức không thể không hiểu.
Hoà Thượng Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (Vô Lượng Thọ 11), tập 557