Phước đức có trong công đức, vấn đề này quí vị phải nhớ kĩ. Trong công đức có phước đức, trong phước đức chưa chắc đã có công đức. Vì sao nó là công đức?
Vì nó không có bốn tướng: vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả. Vì thế tất cả những gì họ tu được đều là công đức. Khi vừa có tướng liền trở thành phước đức, tức không còn là công đức nữa, từ đó mà biết, tu công đức không dễ dàng.
– – – – –
“Vọng Tây Sớ” nói: “Nhị trí tức là tục đế và chân đế”, phần trước đã nói qua. Nhị đế, tuy khác, không giống nhau, nhưng tánh không lại giống. “Tuy biết tánh không nhưng nguyện tịnh độ”, hai câu này vô cùng quí giá, vô cùng khó được, chúng ta phải nhớ kĩ. Không nên cho rằng tất cả đều là không, mặc kệ, tôi chẳng mong gì nữa, như thế là sai! Khi trí tuệ quí vị chưa mở, quí vị ghét thủ không, không của quí vị là gì? Cái không đó hoàn toàn do vô minh che lấp tự tánh của quí vị. Quả báo trong tương lai của quí vị là tam đồ. Quí vị đã hiểu sai kinh Phật, hiểu sai ý Phật. Vì thế, nhất định, “biết tánh không” không chấp trước nữa, triệt để buống xuống, “nguyện tịnh độ”. Tôi đến thế giới Tây phương cực lạc, đến gặp Phật A Di Đà, thân cận Phật A Di Đà, học tập với Phật A Di Đà, chứng quả vị rốt ráo. Đây gọi là chánh tri chánh kiến, Phật tri Phật kiến. Trong “Kinh Pháp Hoa” nói: “Khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến”, vậy là đúng rồi.
“Lại nói: Phật pháp không chấp có, không chấp không, có không, cũng có cũng không, đều không chấp trước, chẳng phải có chẳng phải không cũng không chấp trước, cũng không chấp trước cái gọi là chấp trước, vẫn còn chấp trước cái gọi là không chấp trước, vậy là họ còn chấp trước rồi, vẫn là đang chấp trước, không thể chấp trước cái gọi là “không chấp trước”, tâm địa thực sự thanh tịnh, vậy rốt cục chúng ta phải làm như thế nào? Trong tâm quí vị chỉ niệm A Di Đà Phật là được, chỉ chấp trước A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật, tôi không chấp trước một thứ gì nữa. Ngay “không chấp trước” cũng không chấp trước nữa, tôi chỉ chấp trước A Di Đà Phật, quí vị đã thành công rồi, chúc mừng quí vị. Đây mới thực sự là đệ tử Phật Di Đà, không ai là không vãng sanh. Phẩm vị vãng sanh, vừa nói với các vị xong, phải xem quí vị buông bỏ được bao nhiêu, buông bỏ càng nhiều thì phẩm vị của quí vị càng cao, nên buông bỏ không? Rất nên buông bỏ, vì sao? Ở thế giới Cực lạc, nâng cao một phẩm vị không phải là chuyện dễ. Nếu chúng ta đều buông bỏ được hết thì phẩm vị lập tức được nâng lên, vì thế thế giới này cũng tốt, không xấu lắm! Đó là một bước đệm tốt nhất cho việc chúng ta vãng sanh thế giới Cực lạc. Tình chấp nghiêm trọng nhất nhất định phải buông xuống, nó là chướng ngại trong những chướng ngại, chướng ngại nghiêm trọng. Trong kinh nói rất hay: “ái không nặng không sinh Ta bà, niệm không nhất không sinh Tịnh độ”. Vì sao quí vị đến thế gian này? Vì sao mãi không ra được sanh tử luân hồi? Ái tình của quí vị quá nặng, chính là sự rắc rối này! Nếu quí vị dứt bỏ được các ái tình, nhưng ái tình không phải dễ bỏ. Phật pháp cũng không phải thực sự bảo quí vị phải dứt bỏ ái tình, bảo quí vị chuyển biến, chuyển biến thành trí tuệ. Trí tuệ và ái tình chỉ là một việc, lúc mê gọi là ái tình, khi giác ngộ rồi là trí tuệ, nó cùng một thể, hai mặt của một thể. Vì thế tình là mê, trí là ngộ, phá mê khai ngộ, chuyển tình thức của quí vị thành trí tuệ Bát nhã. Đó là gì? Đó là tình yêu thực sự, đó không phải giả. Tình yêu đích thực là gì? Quí vị sẽ giúp họ thành Phật. Khi quí vị đang mê, họ đọa địa ngục, quí vị sẽ cùng họ xuống địa ngục, đây gọi là mãi đắm sông ái. Vậy sông ái là gì? Sông ái là địa ngục vô gián, không phải là một nơi tốt, lại chạy đến nơi đó, vì người mê đều rất muốn nghe, phải hiểu rõ rồi họ mới lo sợ, mới biết được, sợ mất hồn rồi.
“Yếu chi, bất trú nhị biên, viễn ly tứ cú, diệu khế trung đạo, bình đẳng nhất tướng”, không trú nhị biên, nhị biên chính là hai bên “không” và “có”. Nhất thể, nhất như, bất nhị, vạn pháp nhất thể, vạn pháp nhất như. “Tứ cú”, phần trước đã học qua, “li tứ cú, tuyệt bách phi”, tứ cú đều là hí luận. Tức trước đây đã nói là: Có không, cũng có cũng không, chẳng phải có chẳng phải không. Những thứ này đều buông xuống, trung đạo liền hiện tiền, gọi là diệu khế trung đạo.
Bình đẳng nhất tướng, “Kinh Kim Cang” nói: Vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, tu tất cả thiện pháp, liền đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Điều này “Kinh Kim Cang” thường nói. “Kinh Kim Cang” là bộ kinh người Trung quốc thích đọc nhất. Đối với mức độ nổi tiếng về kinh Phật mà nói, ở Trung quốc, dường như “Kinh Kim Cang” xếp thứ nhất, không ai không biết “Kinh Kim Cang”. Phật, có lẽ Phật A Di Đà là đứng đầu, có rất nhiều người không biết đến Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng không có ai không biết, Phật A Di Đà là đứng đầu. Bồ tát thì có Bồ Tát Quan Thế Âm đứng đầu, đây là gì? Mọi người đều rất thích. “Kinh Kim Cang” gọi là phá bốn tướng, tu tất cả thiện pháp. Chỉ cần tu, không nên chấp trước, không nên phân biệt, tận tâm tận lực để tu, thì công đức sẽ rất lớn. Phước đức có trong công đức, vấn đề này quí vị phải nhớ kĩ. Trong công đức có phước đức, trong phước đức chưa chắc đã có công đức. Vì sao nó là công đức? Vì nó không có bốn tướng: vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả. Vì thế tất cả những gì họ tu được đều là công đức. Khi vừa có tướng liền trở thành phước đức, tức không còn là công đức nữa, từ đó mà biết, tu công đức không dễ dàng. Công đức và tánh đức tương ưng, tu công có đức. Phước đức và tánh đức không tương ưng. Phước đức tương ưng với thế gian, thế đế, nhân quả, không tương ưng với tánh đức. Những điều này chúng ta không thể không biết. Thực sự là lìa tất cả tướng, tu tất cả thiện pháp, nó tương ưng với Vô thượng bồ đề.
“Vì Bồ tát trong mười phương”, lần này đến thế giới Cực lạc, những Bồ tát trong mười phương, họ đã “thâm đạt pháp không”. Những vị Bồ Tát này trình độ thấp nhất cũng phá được bốn tướng rồi. Vị trình độ cao chúng ta tin rằng họ phá được bốn kiến rồi. Bốn kiến là gì? Bốn tướng là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, đây là phá tứ tướng. Đó là các vị trình độ thấp. Các vị trình độ cao thì: vô nhân kiến, vô ngã kiến, vô chúng sinh kiến, vô thọ giả kiến. Không những tướng không còn nữa, ý niệm này cũng không còn nữa, đây là trình độ cao. Phá bốn tướng là cảnh giới tứ quả của Tiểu thừa. Phá tứ kiến là cảnh giới của Đại Thừa Pháp thân Bồ Tát, cũng chính là nói, khi bốn kiến phá rồi liền siêu việt mười pháp giới, vãng sanh về thế giới tây phương Cực lạc, họ thực sự sinh vào cõi Thật báo trang nghiêm của thế giới Cực lạc. Họ không còn bốn kiến nữa. Bốn kiến không còn nữa thì xuất hiện cái gì? Tâm thanh tịnh xuất hiện, “thanh tịnh, bình đẳng, giác” trong đề kinh chúng ta đang học đây sẽ xuất hiện. Thanh tịnh, bình đẳng, giác là Pháp thân Bồ Tát. Theo “Kinh Hoa Nghiêm” là bậc viên giáo sơ trú trở lên. Theo Biệt giáo là sơ địa trở lên, mới đạt đến cảnh giới này. Phàm phu chúng ta chỉ cần buông bỏ là được! Đại sư Huệ Năng đã làm gương cho chúng ta. Năm đó ngài hai mươi bốn tuổi, nhưng ngài đã chứng địa vị nào trong “Kinh Kim Cang”? Phá bốn kiến, chứ không phải bốn tướng. Bốn kiến phá rồi, một niệm vừa chuyển ngài liền trở thành Pháp thân Bồ tát. Ngài tương đồng với cảnh giới Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi dưới cội Bồ đề đêm nhìn sao sáng đại triệt đại ngộ. Thích Ca Mâu Ni Phật thị phạm cho chúng ta thấy cũng phá bốn kiến.
Vì thế những vị Bồ tát đến Thế giới Cực Lạc thăm viếng, họ thâm đạt pháp không. Phá bốn tướng là nhân không, phá bốn kiến là pháp không, “chuyên cầu tịnh độ” đây điều vô cùng vô cùng quí giá, tức là xa lìa bốn tướng, tu các thiện pháp. “Nên sẽ thành cõi nước như vậy”, ắt thành cõi nước như vậy, tức là giống thế giới Cực lạc, quí vị sẽ đạt được. Điều này thánh nhân Trung quốc nói là “chỉ ư chí thiện”.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 444 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.