1. Bố thí không tự nguyện hoặc keo kiệt, ít khi làm việc thiện
Lòng bố thí phải đến từ cái tâm của chính mình. Khi bố thí cho những người nghèo khổ, không được may mắn như bản thân mình, cần phải bố thí một cách thành tâm, tự nguyện, không dùng thái độ hách dịch, coi thường, làm tổn thương lòng tự trọng của người khác chỉ để thỏa mãn tự tôn cá nhân.
Nếu bố thí mà không đúng cách, ta không những không được cảm tạ, mà còn bị người ta căm ghét, ghi hận. Bố thí đúng cách – hưởng thụ khi học Phật.
Cùng với đó, nếu cuộc sống của ta có đầy đủ của cải, vật chất mà vẫn cứ một lòng muốn vơ vét, làm giàu thêm cho mình, không chịu san sẻ với ai thì phúc đức cũng bị ảnh hưởng.
Tiền bạc là vật ngoài thân, chết cũng chẳng mang theo được. Chi bằng ta hãy sống vui với hiện tại, không tham lam tích trữ bạc tiền, thấy mình sung túc hơn người thì sẵn sàng dang tay bố thí, như thế thì cuộc sống mới hạnh phúc, thuận lợi mới dễ dàng đến với chúng ta.
2. Hay kêu ca oán thán, gây chuyện thị phi, ghen ghét đố kỵ
Đây là những việc làm cần phải tránh thật xa, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hòa khí giữa người với người, mà còn gây tổn hại đến hòa khí của đất trời.
Theo tâm linh, nếu thường xuyên làm những việc này, tài vận sẽ sa sút. Phúc đức của tổ tiên dù có dày, lâu ngày cũng sẽ tiêu tan hết, con người làm việc gì cũng sẽ khó khăn, trắc trở, thậm chí bần cùng.
Nói xấu, đặt điều cho người khác, bàn chuyện thị phi thế nào, mai sau chắc chắn cũng sẽ phải chịu cảnh như thế.
3. Thường xuyên sát sinh
Theo lời Phật dạy, sát sinh là hành động đứng đầu gây tổn hại đến phúc báo. Nếu thường xuyên sát sinh, phúc đức của con cháu sẽ bị ảnh hưởng, đời sau sẽ phải gánh chịu những tội nghiệt mà cha mẹ đã gây ra.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, việc tránh hoàn toàn sát sinh là không thể, ví dụ như khi ta vô tình dẫm chân lên con sâu, cái kiến, hay giết hại những côn trùng gây hại cho mình.
Vì thế, nếu có thể, ta nên hạn chế sát sinh ở mức tối đa. Nên biết về lời Phật dạy 7 trường hợp không nên sát sinh để tránh. Nếu có thể thì nên tránh những công việc cần phải sát sinh, nếu đã phải làm thì nên thường xuyên hành thiện, tích đức, thành tâm hướng Phật.
4. Khoe khoang, kiêu ngạo
Con người không ai là có thể thông thạo tất cả mọi việc, có người mạnh ở điểm này, có người lại mạnh ở điểm khác. Nếu may mắn có khả năng trên lĩnh vực nào, con người không nên lấy đó làm kiêu ngạo, coi thường, chỉ tay với người khác. Bởi rất có thể, ta giỏi hơn người khác ở lĩnh vực này, nhưng đến khi gặp phải vấn đề ở lĩnh vực khác, người khác sẽ là thầy của ta.
Con người cần phải biết khiêm tốn, học hỏi, khiêm tốn giúp chúng ta tiến bộ, còn quá mức huyênh hoang, kiêu ngạo không chỉ khiến chúng ta tụt hậu, mà còn ảnh hưởng đến phúc đức sau này.
5. Xung đột, mâu thuẫn với cha mẹ, bề trên
Thường xuyên xung đột, chống đối, cãi lời cha mẹ và các bậc bề trên, phúc đức cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cho dù mong muốn đạt được cái gì cũng sẽ không thành công. Bất hiếu – Ác nghiệp phải chịu quả báo lớn nhất.
Cha mẹ là bậc sinh thành, dưỡng dục mà con cái dù có báo đáp ngàn lần cũng không hết, vì thế, bổn phận của con cái là phải vâng theo lời cha mẹ, không được để cha mẹ buồn lòng, phải hiếu thuận, dùng hết sức báo đáp công ơn cha mẹ. Người nào làm được như vậy thì cuộc sống hạnh phúc, dễ cầu được ước thấy, đường đời thuận lợi hơn, nhận được sự bảo hộ của thiên nhân, quỷ thần.
Còn kẻ nào bất hiếu, keo kiệt với cha mẹ, kẻ đó sẽ gặp khó khăn, trắc trở trong cả sự nghiệp và nhân duyên, chịu lời đàm tiếu của thiên hạ, cuộc sống cũng không vui vẻ được.
Theo luật nhân quả, xung đột, mâu thuẫn, bất hiếu với cha mẹ thì mai sau con cái cũng sẽ lạnh nhạt, không tôn trọng mình.
6. Háo sắc, hoang dâm
Ngươi hoang dâm, háo sắc là những người có tinh thần không lành mạnh. Hành động này không chỉ tổn hại đến phúc đức, sức khỏe của bản thân, mà còn gây hại cho người khác, vi phạm đạo đức trong xã hội.
Nghe lời Phật dạy, người làm việc này nếu lương tâm áy náy thì sẽ mãi sống không yên, nếu lương tâm không áy náy thì phải chịu quả báo nặng nề.
Ngọc Anh