Kinh Phật những năm trở lại đây chúng ta toàn lực đề xướng, đề xướng này là Ấn Quang đại sư dẫn đầu. Chúng ta tỉ mỉ quan sát vị tổ sư này, suốt đời ngài mười phương cúng dường chỉ làm một việc, ấn kinh bố thí. Năm đó thỉnh thoảng cũng có tai nạn, hạn hán thủy tai không thường có. Thỉnh thoảng có tai nạn, lão pháp sư nghe được cũng rất quan tâm, cũng đưa tay cứu trợ. Từ trong khoản tiền ấn kinh lấy một ít tiền để cứu nạn, nói rõ lão hòa thượng cả đời lấy ấn kinh bố thí pháp bảo làm chủ, cả đời làm việc này.
Vào năm 1977, lần đầu tiên tôi đến HongKong giảng kinh đã phát hiện, tôi giảng kinh ở thư viện Phật giáo Trung Hoa phố Cửu Long giới hạn, do Đàm Hư pháp sư xây dựng, đạo tràng nhỏ, không lớn. Bên trong tàng thư, đối với hoằng hóa xã chính là hoằng hóa xã của Ấn Quang đại sư. Những kinh luận, thiện thư in ấn cất giữ rất nhiều. Ấn Quang đại sư cách chúng ta gần nhất, tôi có cơ hội ở đó xem rất nhiều thứ, những sách lưu thông của Ấn Tổ.
Tôi xem sách thích xem trang bản quyền, Sách cầm đến tay đầu tiên tôi liền giở trang bản quyền. Nếu như trên trang bản quyền ghi: có bản quyền, in ấn sẽ bị truy cứu, tôi sẽ không xem bộ sách này. Có rất nhiều người hỏi tôi tại vì sao? Tôi nói người này tâm lượng quá nhỏ, tự tư tự lợi, tâm lượng nhỏ, tự tư tự lợi không có trí tuệ. Thứ họ nói cũng chẳng phải cao minh, không nên lãng phí thời gian của chúng ta, tiểu phàm phu, họ không phải là đại phàm phu. Đại phàm phu nhất định phía sau là: “hoan nghênh phiên ấn, công đức vô lượng”, đó là đại phàm phu, tâm lượng lớn.
Tôi vừa xem trang sau của Ấn Quang đại sư, quá hay. Không những là “hoan nghênh phiên ấn, công đức vô lượng”, mà còn thấy được ba loại sách, số lượng in ấn kinh người, xếp thành chi chit. Bản thứ nhất, bản thứ hai, bản thứ bản, bản thứ tư, xếp đến hơn hai mươi bản. Số lượng ít nhất của mỗi bản là 5 vạn quyển, 6 vạn quyển, 8 vạn quyển, 10 vạn quyển in như thế, sách gì? Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, An Sĩ Toàn Thư, ba loại sách này. Tôi cảm thấy rất kì lạ, lão hòa thượng vì sao in nhiều như vậy? Lại thấy ngài đề xướng in ấn kinh sách, một nghìn quyển, hai nghìn quyển, ba nghìn quyển, đây khó mà so được. Tôi thấy được sự việc đó, đã nghĩ hơn hai tuần lễ, để ở trong đầu, vì sao lão hòa thượng làm như vậy? Bây giờ không cần nói rồi, bây giờ hoàn toàn đã biết, giáo dục nhân quả có thể cứu thế giới. Giảng Phật giảng Nho khuyên người hành thiện, người ta chưa hẳn đã nghe hiểu được. Nhưng thiện có thiện báo, ác có ác báo, quý vị nghe được không thể không sợ, giáo dục nhân quả.
Đặc biệt là quý vị thấy ngày nay bao nhiêu người trẻ tuổi, người trung niên muốn thay đổi vận mạng. Ba loại sách này chính là thay đổi vận mạng, tôi khái lược dự tính một chút ba loại sách này, lão pháp sư đại khái đã in trên ba trăm vạn quyển, ở thời đại của ngài như vậy thì quả là đáng nễ! Ba trăm vạn quyển, thật khiếp người.
Điều này làm cho tôi chú ý, cho nên lúc đó chúng tôi giảng kinh xong trở về Đài Loan, thì tôi mang ba loại sách này in ấn ở Đài Loan, mỗi loại in năm vạn quyển. Đây là chúng tôi lần đầu in sách số lượng trên vạn quyển, còn lão hòa thượng đã thấy được xã hội trước mắt. Lúc đó đã đang làm công việc dự phòng, chúng ta có thể lĩnh hội được, có thể phát hiện được, tiếp tục làm. Lão hòa thượng đi rồi, chúng ta làm theo, đây mới là học trò của lão hòa thượng. Cho nên Liễu Phàm Tứ Huấn tôi xem hơn ba mươi lần. Chu Kính Trụ lão cư sĩ giới thiệu cho tôi đọc, lúc đó còn chưa học Phật. Chỉ là đã biết tiếp nhận giáo huấn của Phương Đông Mỹ tiên sinh, biết thứ này là học vấn lớn, là triết học cao cấp, ở cùng với người già, tốt! Khẳng định được ưu điểm, người già có trí tuệ, kinh nghiệm phong phú, rất nhiều câu chuyện, với người già ngày ngày nghe họ kể chuyện, hoàn toàn giảng cả đời của họ gặp phải, ví dụ rõ ràng, tuyệt đối không phải là giả.