Ngày nay danh từ “tự” – “miếu” liền nghĩ đến nơi thờ cúng quỹ thần, nơi làm việc mê tín, đây là một sai lầm lớn. Tự ngày xưa là cơ cấu làm việc giáo dục của Phật giáo, giáo dục Phật giáo phải làm việc vĩnh viễn.
Ý nghĩa của chữ Tự phần trước đã nói qua, nếu dùng cách nói hiện nay thì Tự nghĩa là một cơ cấu vĩnh cữu, chẳng phải là một thiết bị tạm thời, mà là vĩnh viễn. Ngày xưa cơ cấu làm việc của nhà vua gọi là Tự, cơ cấu làm việc của quan chức từ Tể tướng trở xuống thì gọi là Bộ, thường có thể thay đổi, có thể phế trừ, có thể xây dựng sửa đổi mới lại. Cơ cấu làm việc của nhà vua vĩnh viễn chẳng thay đổi. Ở Trung Quốc từ triều Hán đến triều Thanh có thể nói đều chẳng thay đổi, cho nên Tự là một cơ cấu làm việc lâu dài, chúng ta phải hiểu nghĩa của chữ Tự. Nhưng ngày nay khi mọi người thấy Tự, ngay cả cách suy nghĩ cũng không đúng, Tự thường đại diện cho mê tín, đại diện quỷ thần, vừa nghe chữ Tự và Miếu bèn nối liền thành “chùa miếu”, trong đó cúng quỷ thần, làm việc mê tín, đây là một sai lầm rất lớn. Tự ngày xưa là cơ cấu làm việc giáo dục của Phật giáo, giáo dục Phật giáo phải làm việc vĩnh viễn, không thể phế trừ, đình chỉ, không thể tạm ngưng cho nên gọi là Tự. Nhưng ngày nay nhiều người hiểu sai chữ này, cho nên chúng ta phải đổi một danh xưng mới, lão cư sĩ Hạ Liên Cư đề xướng đừng dùng danh từ tự viện, am đường nữa, hãy dùng Học Hội, chữ Học Hội này là do cụ Hạ đề xướng. Ngày nay chúng ta dùng tên Tịnh Tông Học Hội, chúng ta không dùng tên Tịnh Tông Tự, không dùng tên Di Ðà Tự mà dùng Tịnh Tông Học Hội, làm cho người ta nghe đến danh xưng này liền cảm thấy mới mẻ, chẳng bị hiểu lầm, ý kiến này rất hay. Chúng ta đọc sách của cụ nên tuân theo ý của cụ, chúng ta thành lập Tịnh Tông Học Hội.
Trích Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Tập 38 (Số 14-12-38)