Ngài nói “đây đều là nghiệp chướng của tôi, không thể trách người khác” người khác bắt nạt ngài, hủy báng ngài, trêu chọc ngài, ngài cảm ơn người khác giúp ngài tiêu nghiệp chướng.
“Mùa đông năm 1987, Pháp sư Hải Khánh gặp trận bệnh nặng, có vị thầy vân du tứ phương đến qua đêm ở tự viện tự xưng biết đoán mệnh, nói đã tính được dương thị của Pháp sư Hải Khánh đã tận, thầy ấy nói với người làm cơm ở trai đường, tốt nhất đừng cho Pháp sư Hải Khánh ăn cơm nữa, cũng đừng uống thuốc, tắm rửa sạch sẽ đợi chết đi. Bốn ngày sau, cư sĩ hộ pháp Vương Xuân Sanh đến tự viện, nhìn thấy Pháp sư Hải Khánh đang nằm trên giường hơi thở yếu ớt, thì hỏi Ngài có ăn cơm hay không, Ngài nói:
“Ăn”. Cư sĩ Vương lập tức tìm lão Hòa thượng Hải Hiền, hai người một người nhóm lửa, một người cán bột làm mì, làm một nồi mì nước. Lão Hòa thượng Hải Hiền ngồi trên giường của Pháp sư Hải Khánh, dùng cái vai của mình đỡ Ngài, cư sĩ Vương từ tốn đúc Ngài từng muỗng từng muỗng một.
Pháp sư Hải Khánh ăn một lần hết bốn tô, dần dần tỉnh lại. Cư sĩ Vương hỏi Ngài: “Uống nữa không?” Pháp sư Hải Khánh nói: “Nếu trong nồi còn, uống thêm chút cũng được”. Hòa thượng Hải Hiền và cư sĩ Vương đều thấy đau lòng mà nghẹn ngào khóc. Hai người lo lắng Pháp sư Hải Khánh cố uống, nên không cho Ngài tiếp tục uống nữa. Cư sĩ Vương muốn đi tìm vị thầy đoán mệnh ấy nói một lẽ, nhưng bị Pháp sư Hải Khánh ngăn cản, Ngài nói: “Đây đều là nghiệp chướng của tôi, không thể trách người khác”.
Trong tự viện có vị Hòa thượng xuất thân làm lính, bình thường thích la mắng người khác, Ngài thấy Pháp sư Hải Khánh không vừa mắt, thường xuyên nói kháy Ngài. Các vị cư sĩ có lúc không bỏ qua được, liền đi nói lý lẽ với vị Hòa thượng đó, nhưng Pháp sư Hải Khánh chỉ cười khẽ, nhẹ nhàng với vị Hòa thượng mắng Ngài: Thầy tiêu nghiệp chướng cho tôi, tôi lên Cực Lạc quốc”.
Nhìn vào nhẫn nhục ba la mật của Pháp sư Hải Khánh! Người khác bắt nạt Ngài, hủy báng Ngài, trêu chọc Ngài, Ngài cảm ơn người khác giúp Ngài tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng của Ngài thật sự tiêu trừ, vì vậy mới đi tự tại như vậy, để lại nhục thân xá lợi, không những thân thể không bị thối rửa, cả y phục cũng không hư hỏng.
Có đứa trẻ 16 tuổi họ Đào dắt theo đứa trẻ khác đến tự viện chơi, nó thấy Pháp sư Hải Khánh lão thật, liền dùng lời nói ô tục chửi mắng Ngài, còn dùng cây gậy nhỏ đánh đầu của Ngài. Pháp sư Hải Khánh nghiêng đầu, cười mà nói: “Con muốn kết duyên với thầy sao? Nói với ba mẹ, thầy nhận con làm đệ tử, dạy con niệm ‘A Di Đà Phật’. Đi học giỏi làm việc tốt, lớn lên rồi nhà con đời đời đều phú quý”.
Niên đại 80 của thế kỷ XX, chùa Lai Phật vẫn chưa sử dụng nước máy, Tăng chúng uống nước đều nhờ vào cái giếng nước cạn tự đào. Mỗi khi trời hạn, trong giếng không có nước, chỉ có thể đến thôn gánh nước uống. Có lần khi Pháp sư Hải Khánh đến thôn gánh nước, bị một con chó cắn đến thương tích đầy mình, chủ nhân con chó biết được chạy lại, vung roi da trong tay để đánh con chó này. Pháp sư Hải Khánh ngăn cản ông lại, nói: “Con chó này nhìn thấy thì cắn tôi, chứng tỏ kiếp trước khi tôi làm chó đã cắn qua nó, bây giờ nó cắn lại tôi, cái nợ này đúng lúc kết thúc, nếu như ông đánh nó, làm tâm nó oán hận, vậy thì cái oán này sẽ tiếp tục kết, thương tích tôi chịu cũng uổng rồi”. Ngài xin thôn dân một ít bột mì đắp lên vết thương, lại mượn kim chỉ khâu lại y phục một cách đơn giản, sau đó cũng không quên lấy mỗi thùng nước một nửa rồi gánh về tự viện.
Còn có một lần, khi Pháp sư Hải Khánh nhặt phân bên cạnh con lừa bị con lừa đá ngã nhào, chủ nhân con lừa lật đật đến dìu Ngài dậy, hỏi Ngài bị thương như thế nào. Pháp sư Hải Khánh nói: “Tôi không sao cả, ông mau tới xem chân con lừa có bị thương không?”
Ngài đối với người, việc, vật thật sự làm được chân thành, bình đẳng, cung kính. Một hôm, Pháp sư Hải Khánh đang gánh phân đi, một người thanh niên đạp xe đạp chạy về hướng Ngài, bởi vì tốc độ xe quá nhanh, Pháp sư Hải Khánh không kịp tránh qua, thoáng chốc bị đụng té bên cạnh đường mương, phân văng ra đầy mình của Ngài.
Người thanh niên này không những không xin lỗi mà còn chửi Pháp sư Hải Khánh bị té bên đường mương, nói cản đường đi của anh ta. Lúc này có người vác cái xẻng đi ngang đường này, vừa thấy người thanh niên này ngang ngược vô lễ, tức muốn vung mạnh cái xẻng đánh anh ta.
Pháp sư Hải Khánh nằm ở đường mương lập tức lên tiếng ngăn cản ông ta rằng: “Đừng đánh anh ta! Đừng đánh anh ta! Đừng trách anh ta, đều là lỗi của tôi!” Hòa thượng Hải Khánh chịu thiệt thòi, người khác bắt nạt Ngài, Ngài đều cam tâm tình nguyện mà tiếp nhận, thiệt thòi là phước, người chịu thiệt thòi có phước. Từ những việc này có thể thấy, thành tựu của Ngài là tu từ nhẫn nhục ba la mật. Kinh Kim Cang nói: “Nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành vu nhẫn”.
Trích Chương phụ lục Nhục thân Bồ tát pháp sư Hải Khánh trong sách Hòa thượng Hải Hiền (cư sĩ Diệu Âm dịch)
==================
HOAN NGHÊNH PHỔ BIẾN