Cổ nhân Trung Quốc thường nói “Nghiêm sư xuất cao đồ”, phụ huynh ngày nay chỉ phối hợp với học sinh mà không phối hợp với giáo viên, giáo viên thật đáng thương. Cái nền giáo dục này đã luân lạc đến mức độ này cũng không quá 50, 60 năm trở lại đây. Tôi nhớ khi học tiểu học là lúc chiến tranh Trung Nhật, chính thời đại ấy, cho nên các vị thầy đời trước không giống chúng tôi. Chúng tôi từ nhỏ đã học tôn sư trọng đạo, ấn tượng rất sâu sắc. Từ nhỏ lớn lên ở nông thôn, ở nông thôn có trường tư thục. Quê chúng tôi phong khí học tập rất thịnh, là quê của Đồng Thành Phái, chịu ảnh hưởng phong khí học tập rất thịnh. Tôi còn nhớ lúc 6 tuổi đi học, cha mẹ dắt tôi đi, trong nhà họ hàng chúng tôi có từ đường, từ đường nhà họ được dùng làm nơi dạy học. Chỉ có một lớp mà thôi, các bạn học có khoảng hơn 30 người, chúng tôi khi ấy 6, 7 tuổi là nhỏ nhất, có các bạn 13, 14 tuổi, một đám trẻ con như thế. Ngày đi học, cha dẫn mang theo lễ vật đến cúng dường thầy. Vào trong học đường, đại điện từ đường được sửa thành lễ đường, trong đó để một bài vị lớn, bài vị đức Khổng tử, ‘Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử Chi Thần Vị’. Những chữ ấy tôi đều biết cả. Thầy đứng ở bên cạnh bài vị đức Khổng tử, học trò đứng ở hai bên xếp thành hai hàng, chúng tôi trước bái bài vị Khổng tử, hành tam quỳ cữu khấu trước tượng của Ngài, cổ lễ tam quỳ cữu khấu. Sau khi bái xong thì mời thầy thượng tòa, cha tôi dẫn theo tôi mà hành lễ tam quỳ cữu khấu với thầy. Bạn thử nghĩ xem, cha mà còn phải hành lễ tam quỳ cữu khấu đối với thầy, lời của thầy dám không nghe sao? Đấy là gì? Đấy là thầy và phụ huynh đang biểu diễn để dạy cho học trò biết tôn sư trọng đạo, ấn tượng này thật quá sâu sắc, cả đời chẳng thể quên. Tôn sư trọng đạo được học từ việc ấy, không phải phụ huynh nói mà không làm, phải làm cho con em thấy. Không nghe lời thầy, bị thầy xử phạt, khi ấy thầy khẽ tay, phạt quỳ, về nhà nói với cha mẹ, hôm sau cha mẹ liền mang lễ vật đến trường, lại khấu đầu với thầy, cám ơn thầy đã quản giáo. Phụ huynh và giáo viên thật sự phối hợp với nhau để dạy con cái.
Tôn sư trọng đạo là do phụ huynh dạy, hiếu thuận cha mẹ là do thầy dạy. Thầy ngại khi nói ta là thầy của con, con phải tôn trọng ta, lời này không bao giờ thốt ra từ thầy cả. Làm cho mẹ cũng vậy, không bao giờ nói ta là cha mẹ của con, con phải hiếu thuận với ta, không bao giờ cha mẹ thốt ra lời ấy. Cho nên dạy hiếu kính là việc của thầy, dạy tôn sư trọng đạo là việc của cha mẹ, như vậy mới dạy trẻ em tốt được. Ngày này thì không có, cha mẹ ngày nay đứng về phía con cái của mình, xem giáo viên là đối thủ, đối lập với giáo viên, thế thì thôi rồi. Sau mười tuổi tôi rời quê, khi ấy chiến tranh bùng phát, chiến tranh Trung Nhật nổ ra, tôi học tiểu học. Khi ấy là trường chính quy do chính phủ thành lập, hoàn toàn khác với tư thục. Nhưng cha mẹ đối với thầy vẫn rất mực cung kính, không còn tam quỳ cữu khấu nhưng cũng hành tam cúc cung (cúi mình 3 lần trước thầy). Nhìn thấy thầy thì hành tam cúc cung lễ. Nếu như phạm lỗi ở trường, bị thầy xử phạt, cha tôi hôm sau nhất định đến trường thăm thầy, cảm ơn thầy. Chúng tôi nhìn thầy nghĩa cử ấy, sau này không dám làm việc xấu nữa. Tại sao vậy? Một khi làm việc xấu sẽ thấy cha mẹ mình đến xin lỗi thầy, còn tặng quà cho thầy nữa. Chúng tôi tự động chú ý và không làm việc xấu nữa. Bị một lần giáo huấn tuyệt đối không phạm lỗi lần hai. Thật sự rất có hiệu quả. Cho nên trường ngày nay không ra trường, thầy không ra thầy, trò không ra trò là vậy. Thiện tri thức quả thật rất quan trọng, phải xem trọng việc này. (dẫn từ “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”).
– Trích sách Ngọc Bảo Thế Gian, Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không.