Ấn Quang Đại Sư trong văn sao nói rất nhiều: “hiếu thân tôn sư” là căn bản lớn của học vấn thế xuất thế gian. nếu như không có “hiếu thân”, không có “tôn sư” cho dù phật bồ tát muốn đến cứu quý vị cũng không được!
“Sư trưởng ân trọng, cố ưng phụng sự”. Mật tông lấy cung kính thượng sư làm giới căn bản. Trong hiển giáo là tam quy, quy y Phật, qui y Pháp, quy y Tăng. Trong mật giáo là tứ quy, điều đầu tiên của họ là quy y thượng sư, thượng sư đặt ở số một. Có lý hay không? Có lý. Nếu không có thượng sư, quí vị làm sao có thể biết được Phật Pháp Tăng tam bảo? Quí vị biết được Phật Pháp Tăng tam bảo, là do thượng sư dạy cho quí vị, thứ nhất cần cảm ơn thầy giáo. Cách làm này của Mật tông, nếu như chúng ta đi đến Nhật bản tham học, quí vị có thể nhìn thấy Phật giáo của Nhật bản. Phật giáo Nhật bản, tôn trọng đối với tổ sư hơn cả tôn trọng đức Phật. Điện thờ tổ sư rất trang nghiêm, điện thờ Phật Bồ Tát là hạng hai. Có lý. Tôi làm sao biết Phật? Thầy giáo giới thiệu. Chúng ta đối với tôn sư trọng đạo, thời xưa Trung quốc mạnh hơn người Nhật bản. Hiện nay Trung quốc không bằng Nhật bản. Chúng ta không thể không giác ngộ.
“Nhất thiết cúng dường công đức trung, cúng dường thượng sư tối vi thắng”. Đây là trong Mật giáo nói. Cho thấy phụng sự sư trưởng, thật là việc cần làm của tu hành. ấn Quang đại sư ở trong Văn Sao nói rất nhiều: “Hiếu Thân Tôn Sư” là căn bản lớn của học vấn thế xuất thế gian. Nếu như không có hiếu thân, không có tôn sư. Phật Bồ Tát có lại cứu quí vị cũng không được, quí vị không có được. Có thể có được, là thật sự có thể hiểu được.
Đây là trước kia thầy Lý thường nói với chúng tôi. Ông nói: quí vị xem ngữ lục của tông môn. Hòa thượng, hòa thượng là thân giáo sư, thường nhắc đến là: anh biết không! “Biết không” này là ý gì? Là quí vị có thể lãnh hội được ý nghĩa trong ngôn ngữ, văn tự không? Chính là trên bài kệ khai kinh nói: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Nghĩa chân thật của Như Lai, quí vị có thể lãnh hội không? Quí vị có thể hiểu được không? Đó mới gọi là hội. Dùng phương pháp nào để thể hội? Chân thành cung kính.
Cho nên ấn tổ nói: một phần chân thành cung kính, là quí vị có thể lãnh hội được một phần. Chân thành cung kính hai phần, là quí vị có thể lãnh hội được hai phần. Chân thành cung kính mười phần, là quí vị có thể lãnh hội được mười phần. Không có chân thành cung kính, thì cái gì quí vị cũng không thể lãnh hội được. Quý vị ở trong ngôn ngữ nghe không hiểu, trên văn tự xem cũng không hiểu. Có tâm chân thành cung kính, mới có thể nghe được âm thanh ngoài ngôn ngữ. Đây chính là người ta thường nói là chỗ ngộ. Đọc tụng, nghe giảng không có chỗ ngộ, đều không tính. Làm sao mới có chỗ ngộ? Nhất định là cần có tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh chính là thành tâm. Quí vị xem Tăng Quốc Phiên tiên sinh, trong Đọc Thư Bút Ký đối với “thành” viết một định nghĩa. Cái gì là thành? Một niệm không sanh gọi là thành. Đây là Tăng Quốc Phiên tiên sinh nói, cùng với Phật pháp nói hoàn toàn giống nhau. Không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đây gọi là thành. Khởi tâm động niệm suy nghĩ lung tung, sao gọi là thành được? Không có thành ý, cái gì quí vị cũng không có được.
Cho nên ngộ nhất định là đến từ tam muội, tam muội chính là tâm thanh tịnh. Đây là nói đến “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Nhất môn thâm nhập là giới, trường thời huân tu là định. Định có thể khai trí tuệ, trí tuệ khai rồi, cho nên nghe một ngộ ngàn. Thông một kinh, tất cả kinh đều thông. Đó gọi là biết, quí vị thật sự biết rồi.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 293)