Chúng ta cung kính cúng dường đối với cha mẹ. Cha mẹ tuổi già rồi, thể lực yếu, mỗi giờ mỗi phút phải quan tâm chăm sóc. Nếu như chúng ta không kiệt tận lòng chân thành của chúng ta, hoặc là biểu hiện phục tùng mà âm thầm chống trái, đây cũng là ám vũ thân nhân. Những sự việc này của xã hội ngày nay, chúng ta tai nghe mắt thấy quá nhiều, quá nhiều, cho nên xã hội không an định, thiên hạ đại loạn, buổi tối không dám ra khỏi cửa. Chúng ta nghĩ xem, vào thời xưa, an ninh trật tự, phong tục thuần hậu, buổi tối không cần đóng cửa, không cần nói ban ngày, buổi tối cửa lớn mở to cũng không có người xấu đến nhiễu loạn, người người đều giữ lễ, người người đều giữ Pháp. Họ trải qua là ngày tháng thế nào? còn chúng ta ngày nay trải qua ngày tháng thế nào?
Ngày nay chúng ta không luận là nhà người giàu có, nhà người nghèo khó, hoàn cảnh cư trụ phòng phạm nghiêm mật, chỉ sợ đạo tặc thừa cơ mà vào, cửa sổ đều phải thêm lan can chốt chặn. Ngày trước lan can chốt chặn là dùng để làm lao ngục. Hiện tại chúng ta xem thấy chỗ ở của mỗi nhà giống như lao ngục, mỗi mỗi đều bị giam ở trong lồng sắt, bạn nói xem, có đáng thương không? Đây là văn hóa gì, là văn minh gì? Chúng ta tai nghe mắt thấy, làm sao mà không đau lòng? Truy cứu căn nguyên của nó, vì sao mà tạo thành? Lỗi là do không đọc sách Thánh Hiền, chưa có nhận qua giáo dục của luân lý, giáo dục của đạo đức, cho nên mới có thể có hiện tượng này. Người giác ngộ, người tường tận cũng sinh tồn trong cái xã hội này, có cần phải có loại phòng phạm này không? Không cần thiết ! Có thể có người đến nhiễu loạn, đến làm hại cũng không cần phải phòng phạm.Vì sao vậy? Người rõ lý biết: “Một bữa ăn, một ngụm nước đều là do tiền định”. Họ có oán cừu với bạn, cho dù bạn phòng phạm, người ta vẫn là đến xâm phạm, đến báo thù bạn. Bạn không oán không thù với họ, không phòng phạm, cũng không có người đến xâm phạm bạn.
Nhà Phật có một câu chuyện, vào thời Tùy Đường, Hòa Thượng Đỗ Thuận (đây là nhất đại Tổ Sư của Tông Hoa Nghiêm) ở nơi đồng trống che một chòi tranh để tu hành, mà khu vực Ngài ở đó có rất nhiều kẻ trộm. Có một tín đồ cúng dường lão Hòa Thượng một đôi hài mới. Kẻ trộm xem thấy lão Hòa Thượng ngồi ở nơi đó vào định, cũng không dám nhiễu loạn Ngài, đem đôi hài treo ở bên ngoài cửa. Qua một năm, họ lại có cơ hội đi qua nơi đó, họ đến để bái lão Hòa Thượng, xem thấy đôi hài vẫn treo ở bên ngoài. Họ bước vào bái lão Hòa Thượng và nói : Lão Hòa Thượng ! Con cúng dường Ngài một đôi hài treo ở bên ngoài cửa, ngài có thấy hay không?: “Tôi thấy rồi”.“ Vì sao Ngài vẫn treo ở nơi đó? Ở chỗ này nhiều kẻ trộm đến như vậy, không có người nào lấy sao?” Lão Hòa Thượng nói ! Ta đời trước không có thiếu nợ họ, đồ của ta để ở ngay trước mặt họ, họ cũng sẽ không động tâm. Đời trước thiếu nợ họ, bạn giấu ở chỗ nào cũng sẽ bị người ta tìm được, cũng sẽ bị người ta mang đi. Đây là nói rõ:” Bữa ăn, ngụm nước đều do tiền định “.Đã là tiền định thì bạn phòng họ làm gì? Họ muốn lấy đi.Tốt rồi, vậy nợ này trả rồi, món nợ này trả sạch rồi. Không cần phải phòng phạm. Đời trước không có cái nợ này, họ sẽ không khởi tâm động niệm. Thiếu nợ phải trả nợ, thiếu mạng phải trả mạng.
Đức Phật nói rất hay: “Thế Pháp sáu cõi luân hồi là thế nào hình thành? Chẳng qua là hoàn trả nghiệp báo mà thôi”. Chúng ta đến thế gian này, không có việc gì khác, chính là báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, chính là do vậy mà đến. Giác ngộ rồi, ân phải báo, nợ phải trả, oán xóa vậy. Người khác thiếu ta thì không cần trả. Bạn trả hết, không nợ, bạn liền được đại tự tại, đời sau không làm cái sự việc này. Cho nên ! Người giác ngộ, ở cái thế gian này chỉ có báo ân thì làm hai sự việc. Người mê hoặc thì làm bốn sự việc, vậy thì vĩnh viễn làm không xong, không hề kết thúc.
Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên -Tập 52
Chủ Giảng : HT.Thượng Tịnh Hạ Không.