Hôm nay lại có học viên đến hỏi tôi: con đối với văn hóa truyền thống phải học tập như thế nào. Câu hỏi này hỏi rất hay. Ngày xưa chúng tôi cũng đã nói qua cũng nói rất nhiều lần rồi, phải nói nhiều, hi vọng mọi người có nhân duyên đều có thể nghe được, học tập Thánh hiền, học tập Phật Bồ Tát. Chư vị nên biết, người Ấn độ xưng là Phật Bồ Tát, người Trung Quốc xưng là Thánh hiền. Phật là Thánh nhân, Bồ Tát là hiền nhân. Phật và Bồ tát đều là tiếng Ấn độ, điều này phải biết. Phật Bồ Tát không phải là thần cũng không phải là tiên, Phật Bồ Tát là con người. Phật Giáo không phải là tôn giáo, Phật Giáo là giáo dục, giáo dục của Phật đà. Điều này phải làm cho rõ ràng cho minh bạch, không phải là mê tín.
Phật Thích Ca Mâu Ni ba mươi tuổi khai ngộ, sau khi khai ngộ không ngừng dạy học, 79 tuổi viên tịch, dạy học 49 năm, Ngài là thân phận gì? Dùng lời của người hiện tại để nói Ngài là giáo sư chuyên nghiệp, là thân phận như vậy. Nếu như chúng ta tôn trọng ngài một tí, xưng Ngài là nhà giáo dục xã hội văn hóa đa nguyên, Ngài là thân phận như vậy, những việc Ngài làm trong một đời là người công tác tình nguyện cho giáo dục xã hội văn hóa đa nguyên. Một đời dạy học không nhận của người ta một đồng học phí nào, toàn là tình nguyện. Nói Ngài là đa nguyên, bởi vì Ngài không phân quốc gia, không phân chủng tộc, cũng không phân tín ngưỡng. Tin theo tôn giáo nào cũng được, chỉ cần quí vị đến học với Ngài, Ngài đều nghiêm túc dạy quí vị. Chúng ta học Phật là học tập giáo dục Phật đà. Điều này phải hiểu cho rõ ràng, không có mê tín.
Tôi tiếp xúc với Phật Giáo là thầy giáo giới thiệu. Thầy giáo của tôi tiên sinh Phương Đông Mỹ là nhà triết học, ông giới thiệu Phật Giáo cho tôi, nói với tôi: Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới. Triết học kinh Phật là đỉnh cao nhất của triết học thế giới. Học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người. Tôi học 60 năm, tôi rất cảm kích thầy giáo. Vì sao vậy? Đời này tôi sống cuộc sống hưởng thụ cao nhất của đời người. Sáu mươi năm nay, tôi hiểu rõ rồi, kinh Phật không những là triết học cao nhất của toàn thế giới, đồng thời cũng là khoa học cao nhất của toàn thế giới. Nói như vậy là sao? Các nhà khoa học cận đại, bất luận là nghiên cứu hồng quan vũ trụ, hay là nghiên cứu lượng tử lực học, kết luận của họ và những điều trong Phật Pháp Đại thừa nói giống y như nhau, cho nên tôi có lý do tin tưởng, qua hai mươi năm ba mươi năm nữa, Phật Giáo không phải là tôn giáo nữa. Phật Giáo là khoa học cao nhất trên thế giới này, đây là thật, không giả dối tí nào. Ngày nay vấn đề mà các nhà khoa học và triết học giải quyết không được, trong kinh Phật có. Vì thế tôi cũng đem Phật Pháp Đại thừa giới thiệu cho những nhà triết học lớn, nhà khoa học lớn, làm cho họ biết được, học vấn thế gian xuất thế gian nhập môn từ đâu? Từ đức hạnh mà nhập môn. Khổng Tử nói rất hay, đức hạnh, ngôn ngữ, chính sự, văn học, quí vị xem ông ấy dạy bốn khoa mục này, thứ tự trước sau rất rõ ràng. Nhập môn từ đâu? Từ đức hạnh. Khóa trình của đức hạnh là gì? thứ nhất là Đệ tử quy, thứ hai là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của đạo gia, thứ ba là Thập thiện nghiệp đạo của nhà Phật, Nho, Thích, Đạo ba cái rễ này, chư vị nên hiểu ở Trung Quốc hai ngàn năm nay, từ khi Phật Pháp truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc đều dùng cái rễ này. Rễ sâu vững chắc, cho nên chúng ta đọc đến liền rõ ràng, hốt nhiên đại ngộ. Xã hội hiện nay hiểu nhầm người xưa nhiều quá, không những người nước ngoài hiểu nhầm. Quí vị xem người nước ngoài có lúc còn tốt hơn người Trung Quốc một chút. Người Trung Quốc hiểm nhầm còn sâu hơn nước ngoài, thấm chí nói mặt trăng ở nước ngoài tròn hơn, quí vị nói xem phải làm thế nào? Trung Quốc dường như chẳng được cái gì, Tổ tông mấy ngàn năm lại đây có lỗi với người hiện tại, đã trở thành như vậy. Đây là hiện tượng vô cùng đáng thương. Tổ tông chúng ta thực sự không được sao? Lão tổ tông chúng ta hơn hẳn người nước ngoài, không biết vượt qua biết bao nhiêu lần!
Tiên sinh Tôn Trung Sơn trong quyển Tam Dân Chủ Nghĩa bài thứ tư có một đoạn văn nói đến: ông nói nước ngoài chỉ có hai thứ hơn hẳn người xưa, một là máy móc, hai là khoa học kỹ thuật, ngoài hai thứ này ra đều không bằng người xưa, đặc biệt là chính trị triết học, họ phải học tập theo người xưa. Tôi lớn như thế này rồi, chưa nghe nói qua lời như vậy, năm ngoái tôi đến Đài Loan chữa răng, rất nhiều bạn bè trong giới trị chính của Đài Loan đến thăm tôi, tôi biết nói với họ những gì? nên tìm một người đồng tu nhờ họ đi kiếm quyển Tam Dân Chủ Nghĩa để tôi xem xem. Họ tìm ra rồi đem đến tặng tôi, tôi dành thời gian ba ngày xem một lượt từ đầu đến cuối, đọc thấy được câu này. Tôi nói vì sao câu nói này chưa nghe ai nói? Tôn tiên sinh đã nói rất rõ ràng, nói rất thấu đáo. Tôi tán thành một trăm phần trăm, không hoài nghi tí nào. Nhưng nói chủ nghĩa tam dân từ xưa đến nay không có ai nhắc đến câu này. Tôi cảm thấy quyển Tam Dân Chủ Nghĩa đặc sắc nhất chính là câu nói này, nhận thức rất rõ ràng. Cho nên dạy học của người xưa hai ngàn năm lại đây, giáo dục sơ cơ là ba cái gốc Nho, Thích, Đạo. Đây là gì? Đây là cơ sở của Thánh hiền. Tôn chỉ đọc sách của người xưa rất rõ ràng.
Vì sao phải đọc sách? Đọc sách chí tại thánh hiền, học Thánh nhân, học hiền nhân. Học Phật chí tại làm Phật. Quí vị xem xem Huệ Năng đại sư lúc gặp Ngũ tổ, lần thứ nhất gặp mặt Ngũ Tổ hỏi ngài, ông đến muốn cầu gì? Ngài trả lời rằng con đến muốn làm Phật, tông chỉ rõ ràng. Tôi đến chùa để làm gì? Tôi đến để làm Phật. Ngài phải dạy tôi làm thế nào để làm Phật. Ngài thực sự thành Phật rồi, Hòa Thượng Hoằng Nhẫn đã không cô phụ ngài, y bát truyền cho ngài, ngài thực sự làm Phật. Vậy chúng ta người thông thường học Phật chỉ học suông. Tôi đến chùa để làm gì? Cầu thăng quan phát tài. Không liên quan gì đến Thánh hiền, đến Phật Bồ Tát. Thăng quan phát tài đến nơi này cầu không được, tôi nói cho quí vị biết, Phật Bồ Tát sẽ không gia hộ cho quí vị thăng quan phát tài đâu, tìm sai chỗ rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni một đời khất thực, ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây. Quí vị cầu Ngài phát tài, đó không phải là sai rồi sao? Cầu với Ngài phát tài, học theo Ngài đi khất thực giống vậy. Quí vị nói xem ngộ nhận lớn như vậy đấy. Đến trước Thánh hiền mà cầu thăng quan phát tài, đó là hủy nhục Ngài, đó không phải là cung kính. Quí vị xem Ngài là người như thế nào? Nếu như muốn thăng quan phát tài, bản thân Ngài xuất thân vương tử, Ngài không xuất gia thì làm quốc vương rồi. Ngài vứt bỏ vương vị, cuộc sống giàu sang ngài buông bỏ để đi khất thực, đó chính là Ngài dạy cho chúng ta. Cho nên thăng quan phát tài quí vị đi tìm Phật Bồ Tát là quí vị tìm lầm người rồi.
Phật là gì? Phật là Thánh nhân. Thánh là gì? Dùng lời hiện đại để nói chính là một người đã thấu rõ rồi, đối với vũ trụ, vạn hữu, nhân sanh. Đây rốt cuộc là việc gì vậy? Là họ đã rõ ràng tất cả, đã thấu đáo toàn bộ rồi. Như vậy người Trung Quốc gọi là Thánh nhân. Cho nên Thánh nhân là người đã rõ ràng, phàm phu là người hồ đồ. Phật Bồ Tát là Thánh hiền nhân. Phàm phu đích thực là mê hoặc điên đảo. Chúng ta không muốn mê hoặc điên đảo, hi vọng làm một người rõ ràng. Vậy quí vị hi vọng làm người rõ ràng, quí vị tìm Thánh hiền, tìm Phật Bồ Tát thì tìm đúng người rồi. Họ sẽ dạy cho quí vị đàng hoàng, điều này chúng ta phải hiểu cho rõ ràng, hiểu cho thấu đáo. Cho nên nhập môn trước tiên phải cắm rễ, rễ lớn gốc lớn chính là hai câu nói, Phật nói “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Người xưa nói là “hiếu thân tôn sư”, đây là đại căn bản của thánh hiền Phật Bồ Tát trong thế gian xuất thế gian. Phải bắt đầu làm từ đây. Đây là giáo dục luân lý đạo đức.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 190)