Người bây giờ chẳng chịu đọc sách, chính vì vậy mà không thâm nhập được ý nghĩa của chư tổ sư, điều này cũng giống như học “Kinh Vô Lượng Thọ” chẳng những học thuộc lòng toàn bộ kinh văn của Kinh Vô Lượng Thọ mà phần chú giải cũng phải học thuộc lòng, chỉ cần thẳng một đường nghiên cứu đọc tụng thuộc lòng một bô kinh để hành trì tu tập. Nếu chẳng chịu quyết tâm tu hành thì đối với lời Phật dạy như giỡn chơi mà thôi, vậy chẳng có thể tự độ mình và giúp đỡ người khác đuợc.
– Người muốn học “Kinh Vô Lượng Thọ” thì nên theo bộ chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vi bản chú giải này rất hay, cuối cùng đều phải đọc thuộc lòng qua.
– Muốn học thuộc “Kinh Quán Vô Lợng Thọ” thì chọn bộ “Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ” chính là phần sớ giải của tổ sư Thiện Đạo, ngay phần kinh và chú giải cần phải học thuộc lòng.
– Người nào muốn chọn “Kinh A Di Đà” bộ kinh này có chú giải ra hai bộ, bộ thứ nhất là “Di Đà Sớ Sao”, bộ thứ hai là “Di Đà yếu giải”. “Sớ sao” là thêm vào trước phần diễn nghĩa, diễn nghĩa là giải thích phần sớ sao, sớ sao lad do Đại sư Liên Trì trước tác. Phần diễn nghĩa do Pháp Sư Thành Thật. Phần yếu giải do Pháp sư Viên Anh, đây là phần vô cùng quan trọng chúng ta nên đọc qua.
– Học “chương Đại Thế Chí niệm Phật viên thông” thì áp dụng theo quyển “sớ sao” của Pháp sư Quán Đảnh.
– “Ngũ kinh nhất luận” học thuộc càng nhiều càng tốt. Nếu không thuộc hết thì thuộc một bộ. Quý vị nào học thuộc thì tương lai sẽ là người tu tập và hoằng pháp rất giỏi. Khi hạ thủ công phu thì sẽ thành tựu Giới Định Huệ, lúc này những vọng tưởng sẽ bị hàng phục, thị phi cũng hết. Nếu còn vọng tưởng thì còn thị phi, như vậy tu học không đúng phương pháp rồi, Ngày xưa các bậc cổ đức khi tu thì chỉ chuyên nhất, thâm nhập một pháp môn nên rất nhanh thành tựu.
– Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục –