Trong nhà có cúng tượng Phật, cúng dường trước tượng Phật thứ gì? Quan trọng nhất chính là cũng một ly nước. Cái ly của ly nước này tốt nhất nên dùng ly pha lê, ly thủy tinh, trong suốt, bạn có thể nhìn thấy được. Nước này là cái ý gì? Không phải để Phật uống, Ngài không uống đâu, mà đây là biểu pháp, nhắc nhở chúng ta, bạn tu cái gì?
Phải đem tâm tu đến giống như nước vậy, thanh tịnh như vậy, không có ô nhiễm, bình đẳng như nhau, không có gợn sóng. Cho nên trong ly nước này trong sạch, không nên cúng nước trà, trà có ô nhiễm, nó có màu sắc, nhất định phải cúng nước, phải cúng nước trong, nó đại biểu thanh tịnh, đại biểu bình đẳng, đại biểu giác.
Trên đề kinh chúng ta “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác”, chúng ta tu chính là tu cái này. Giác là tất cả thông đạt tường tận, là trí huệ. Trí huệ từ đâu mà sanh? Khi không còn việc gì, trong tâm không sanh một ý niệm, chẳng phải vậy sao? Không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, một niệm không sanh. Một niệm không sanh gọi là Tam muội, tiếng Phạn gọi Tam muội, còn khi dịch thành ý Trung Văn gọi là Thiền định.
Thiền định là gì?
“Thiền định” cách nói của hai chữ này là ngoài không dính tướng gọi là “Thiền”, trong không động tâm gọi là “Định”. Bên ngoài không quản là thứ gì, thấy được rất rõ ràng rất tường tận, nhưng không để ở trong tâm. Việc này rất quan trọng, quyết không để ở trong tâm, chắc chắn không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, đây gọi là thiền. Bên trong không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đây gọi là định. Định đến cùng tột, tự tánh vốn định, tâm của chúng ta vốn dĩ là định. Hiện tại vừa thấy cảnh giới bên ngoài tâm của chúng ta liền động gọi là động tâm, đây gọi phàm phu, còn như cảnh giới bên ngoài có động thế nào tâm không động, đây gọi là Phật Bồ Tát.
Có định liền có trí huệ, liền có thần thông, liền không có chướng ngại. Tu ở chỗ nào vậy? Tu ở ngay trong đời sống. Ví dụ: Mặc áo, khi đang mặc áo cũng tu, ăn cơm, khi đang ăn cơm cũng tu, làm việc, khi làm việc ở ngay trong lúc làm việc cũng tu, ngay trong đối nhân xử thế tu, toàn là Phật pháp, không có pháp nào không phải là Phật pháp. Phật pháp chính là lìa tất cả tướng, chính là tất cả pháp.
Lìa tướng là cái gì?
Ngay tướng lìa tướng, lìa tức đồng thời, không có trước sau, chính ngay trên tướng không chấp tướng đây gọi là công phu. Không phải không tiếp xúc, không tiếp xúc thì có tác dụng gì chứ? Ý niệm vẫn cứ nghĩ, không ích gì. Không thể nói tướng lìa khỏi không ở trước mặt thì không tưởng đến nó, mà ở trước mặt cũng không nghĩ đến nó, đây gọi là đại định, thì gọi công phu thành tựu rồi. Cho nên trước tiên phải hiểu được tự tánh là gì?
Tự tánh là gì?
Trong “Pháp bảo Đàn Kinh” Lục Tổ Đại Sư Huệ Năng nói được rất rõ ràng, Ngài nghe ngũ tổ giảng Kinh Kim Cang liền khai ngộ. Ngài là từ nghe kinh khai ngộ, còn Thích Ca Mâu Ni Phật là dưới cội bồ đề nhập định khai ngộ. Bạn xem phương pháp khai ngộ không như nhau. Phương pháp không nhất định, vô lượng vô biên, xúc động cội nguồn của bạn bỗng nhiên khai ngộ. Đây là điều chúng ta cần phải hiểu được thì chúng ta mới có thể được thọ dụng, thật thọ dụng. “Bát Nhã vô tri, vô sở bất tri”. Bát Nhã là trí huệ, trí huệ có hai loại, một cái là thể, một cái là tác dụng. Thể chính là vô tri, đi con đường này rất nhanh.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 5)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)