Chúng ta hãy quan sát một số hiện tượng của xã hội. Tôi còn nhớ có một năm vào ngày lễ tình nhân Valentine, có một bài báo nói rằng vào ngày lễ tình nhân, có rất nhiều người đi tiệm ăn bữa ăn tình nhân.
Thật ra, khi chúng ta nghe đến chữ “TÌNH” của ngày lễ tình nhân thì phải là người có tình nghĩa. Trên thực tế, tình nghĩa đều có ngọn nguồn của nó. Họ biết yêu thương Cha Mẹ thì họ mới có thể yêu thương người khác. Nếu như ngay đến Cha Mẹ cũng không yêu thương thì chúng ta thử nghĩ xem người này có tình nghĩa hay không. Điều này rất đáng để bàn bạc.
Cho nên vào ngày lễ tình nhân, điều đầu tiên là phải nghĩ đến ân tình của Cha Mẹ mới đúng. Ngày lễ tình nhân là ngày lễ của phương Tây. Đạo Hiếu là cội nguồn của dân tộc chúng ta.
Bài báo viết rằng trong số những người đi ăn bữa ăn tình nhân thì hơn một nửa là học sinh còn đang đi học. Chúng ta hãy bình tĩnh mà nghĩ xem, học sinh đến tiệm ăn trong thành phố lớn để ăn một bữa sẽ mất mấy trăm đồng. Hơn nữa, những đứa trẻ này đại đa số đến từ nông thôn. Thu nhập của Cha Mẹ ở nông thôn cũng có hạn. Rất có thể là sau khi chúng ăn bữa đó thì công sức lao động vất vả trong một tháng của Cha Mẹ chúng có thể mất đi. Nhưng vấn đề là bọn trẻ không thấy đau xót, miễn chúng vui là được rồi. Chúng muốn làm như thế nào thì làm như thế ấy. trong lòng của chúng không bao giờ nghĩ đến Cha Mẹ, bởi vì chúng ta không dạy chúng để chúng có lòng hiếu thảo.
Trích “Vì sao con người phải tuân thủ Ngũ Luân Đại Đạo”
Chủ giảng: Thầy Thái Lễ Húc.
Hoan nghênh copy đăng tải rộng rãi kết thiện duyên.