Đời sống của ta giàu có, giàu có là do bạn đời trước tu bố thí tài nhiều, thì đời này cuộc sống giàu có, bạn được sống đời sống giàu có. Cái giàu có này không để ở trong tâm. Nếu như đời này cuộc sống nghèo hèn, sống đời sống rất khổ, điều kiện cuộc sống rất kém, cũng không cần phải tìm cầu, cũng không cần phải cải thiện, cầu vãng sanh sớm một chút, tâm của bạn là tâm định.
Nếu như đời sống của ta rất thanh khổ, nhìn thấy người khác sống rất thoải mái, muốn đi so sánh với người ta, tìm cách để cải thiện đời sống của mình, quý vị các bạn thử nghĩ họ có ý rời khỏi lục đạo luân hồi này hay không? Không còn ý nữa, vẫn lưu luyến lục đạo luân hồi. Bởi vì họ vẫn muốn cải thiện đời sống của họ. Họ hoàn toàn không muốn vãng sanh thế giới Cực-lạc. Người như vậy cầu vãng sanh khó.
Những đạo lý này không những Phật chỉ dạy chúng ta, mà Nho gia cũng dạy chúng ta, nhiều phú quý thì an ở phú quý, lắm nghèo hèn thì an ở nghèo hèn, tâm đều là an. Tâm họ tại sao an vậy? Đạo lý hiểu rõ rồi, chân tướng sự thật hiểu rõ rồi. Cho nên tâm họ rất an định. Họ không có mọi thứ dục vọng, không có mọi thứ tìm cầu. Ở trong an liền có lạc.
Ngạn ngữ của chúng ta thường nói: Biết đủ thường vui. Họ rất nghèo hèn, nghèo hèn là họ biết đủ, họ hạnh phúc. Mặc dù là gia đình phú quý thế gian, mà họ không biết đủ, không biết đủ thì cuộc sống của họ sống rất vất vả. Trên thế gian người nào khổ nhất vậy? Người không biết đủ là khổ nhất. Người nào hạnh phúc nhất vậy? Người biết đủ là người hạnh phúc nhất.
Cung Kính Trích Lục Từ Các Bài Khai Thị Của Hoà Thượng Tịnh Không.
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT