Kinh Kim Cang nói rất hay: “Như mộng huyễn bào ảnh”. Trong Chứng Đạo Ca đại sư Vĩnh Gia nói: “Trong mộng rõ ràng có sáu cõi”, sáu cõi là luân hồi lục đạo. Luân hồi lục đạo như giấc mộng, hoàn toàn là sự thật, tỉnh dậy không thấy gì nữa, cần gì phải chấp trước? Cần gì tính toán? Sao không chịu buông bỏ? Buông bỏ tâm sẽ định ngay, nếu tâm thực sự định, có thể thấy Phật.
Bồ Tát Đại Thế Chí đã nói rất hay: Nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai chắc chắn thấy Phật, lúc nào có thể thấy Phật? Thực sự định bạn sẽ thấy Phật, tâm lí xao động, nhiều tạp niệm trong tâm, chắn chắn không thể thấy được, đạo lí này cần phải hiểu. Nếu tín tâm, thực sự có tín tâm không sanh khởi được, phát nguyện không khẩn thiết, muốn vãng sanh nhưng quyến luyến thế gian. Nguyên nhân đó là do không nhận thức rõ ràng hai thế giới nên mới xảy ra hiện tượng đó. Nếu bạn nhận thức rõ ràng thế giới Cực lạc, thế giới này cũng rõ ràng, chắc chắn sẽ có nguyện vọng rất khẩn thiết, ước gì có thể vãng sinh tức khắc.
Những vấn đề này kinh giáo có thể giúp được, tại sao phải nghiên cứu kinh giáo? Nâng cao chánh niệm chúng ta, tin thật, nguyện thiết, mục đích của nghiên cứu là ở chỗ đấy. Đã phát khởi tin thật nguyện thiết, nghe kinh hay không cũng không quan trọng, niệm hay không cũng không quan trọng. Cả đại chúng cùng tu, tụng bộ kinh trước khi niệm Phật, phần nhiều niệm Phật A Di Đà, tại sao phải tụng bộ kinh này? Tụng bộ kinh là để thu nhiếp tâm, nhiều vọng niệm trong tâm, bộ kinh kia sẽ đưa tâm bạn định trở lại, Phật hiệu mới có tác dụng, mới mang lại kết quả.
Niệm Phật khi loạn tâm sẽ mang lại kết quả không cao, định tâm, thanh tịnh tâm để niệm Phật. Như thế mới cảm ứng đạo giao, mới được gọi là mỗi tiếng Phật hiệu, mới có tác dụng cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không