Năm xưa những người học trò theo Đức Phật tu học có rất nhiều người theo những tôn giáo khác nhau, nhưng Ngài không dạy họ phải thay đổi tín ngưỡng của mình. Quý vị đến học, bất luận tôn giáo nào cũng không sao. Bởi thế chúng ta khẳng định Phật giáo là giáo dục, Phật giáo là dạy học!
Lúc chúng tôi học Phật, 60 năm trước, điểm xem những pháp sư hoằng pháp, giảng kinh dạy học trên cả nước, không quá mười người_một nơi rộng lớn như Trung quốc. Hơn nữa không phải giảng mỗi ngày, lúc giảng lúc không, một năm giảng khoảng một hai tháng là nhiều. Đến nay hầu như không có ai giảng.
Theo tư tưởng trong Nhân Vương Kinh: không có người nói, pháp sẽ diệt. Chúng ta ngày nay, thực tế mà nói cũng là thấy được chân tướng sự thật. Đây không phải là tôi nhận ra, đại sư Chương Gia nhận ra được. Tôi theo học với đại sư ba năm, ông khuyên tôi xuất gia, theo gương Đức Thế Tôn. Lúc đó tôi không hiểu là ý gì, sau khi đại sư viên tịch, tôi dần dần lãnh hội được. Tôi nghĩ những điều đại sư nói rất có đạo lý, tôi có thể xuất gia, không có gì vướng bận, vì sao? Chỉ một mình ở Đài Loan, cho nên y theo lời dạy của đại sư, lựa chọn con đường này.
Cuốn sách đầu tiên là Thích Ca Phổ, là cuốn sách đại sư chỉ định cho tôi đọc, đó là truyện ký của Đức Phật. Sau khi xem xong mới nhận thức và hiểu rõ về Đức Thế Tôn, ngài là người như thế nào? Nói như cách nói hiện nay, ngài là một nhà giáo dục xã hội văn hóa đa nguyên. Từ hành nghi một đời của ngài để xem, từ công tác một đời của ngài để xem, ngài là một người làm công tác nghĩa vụ của giáo dục văn hóa đa nguyên, suốt đời dạy học. Nên ngài là sư đạo, là thầy giáo, người thầy rất có trách nhiệm, lại không thu học phí. Thái độ dạy học giống như Khổng Tử vậy, dạy bất cứ ai, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng. Chỉ cần ta chịu học, ngài đều dạy, dạy rất siêng năng. Trong kinh điển chúng ta thấy, trong hàng đệ tử của ngài có Bà la môn giáo. Trong Kinh Hoa Nghiêm có biến hành ngoại đạo, đó đều là truyền nhân, là tôn giáo sư trong Tôn giáo, nhưng họ đều là học trò của Đức Phật.
Đức Phật không dạy họ thay đổi tín ngưỡng, như trường học vậy. Quý vị đến học, bất luận tôn giáo nào cũng không sao. Bởi thế chúng ta khẳng định Phật giáo là giáo dục, Phật giáo là dạy học. Ngài làm tấm gương tốt nhất cho chúng ta, suốt đời dạy học. Trong kinh không thấy nói Đức Thế Tôn có nghỉ phép ngày nào, không có. Từ những điều này chúng ta cũng lãnh hội được, thân thể Đức Phật mạnh khỏe, đúng là thân kim cang bất hoại.
Phương thức sinh hoạt của ngài, chúng ta không theo kịp, một ngày chúng ta cũng không chịu nổi. Đêm về ở ngoài trời, ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa, thân thể yếu ốm không được. Tuổi trẻ còn chịu được, lúc ngài viên tịch đã 79 tuổi, trên 70 tuổi vẫn sống cuộc sống như vậy. Không nói trên 70 tuổi ngài sống trong nhà, không có, lúc viên tịch ngài ở trong rừng, không ở trong phòng. Đây đều là làm gương cho chúng ta, trong này bao hàm ý nghĩa rất thâm sâu.
Bởi vậy chúng ta cần lấy ngài làm gương, phải học tập theo ngài. Mỗi ngày ngài giảng kinh không chỉ bốn tiếng, chúng ta thua xa, ngài không hề nghỉ ngơi. Một người đến cũng dạy, hai người đến cũng dạy, người nhiều hay ít đều không sao. Ngài cũng không mở lớp chính thức, đến lúc nào dạy lúc đó. Muốn học nhiều thì ở thêm vài ngày, học một hai ngày thấy đủ rồi vậy thì ra đi. Đúng là không cự tuyệt người đến, không lưu giữ người đi. Chúng ta phải hiểu được điều này, việc làm của ngài đáng để hàng hậu nhân chúng ta học tập.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 573)