“Thầy Lý, là người thế hệ trước chúng tôi, thầy hình như trước tôi hai thế hệ, bậc cha ông, ông không cần tìm tư liệu, toàn đọc thuộc, trích dẫn Kinh điển đều trong tầm tay, dễ dàng như vậy. Chúng tôi hỏi thầy, thầy ghi nhớ được thật là nhiều! Thầy nói rằng: các ông không biết đâu, đều do quỳ trên gạch mà ra đấy. Khi học không thuộc thì bị phạt phải quỳ trên gạch. Ngày nay không có cách phạt cơ thể nữa, thời trước phạt cơ thể là như cơm bữa. “Giáo bất nghiêm sư chi đoạ”, giáo viên dạy học sinh rất nghiêm khắc. Học sinh nếu bị phạt, phụ huynh sẽ đến nhà giáo viên để tạ ơn, còn phải tặng lễ vật cho thầy, cảm ơn sự quản giáo của thầy. Đâu có giống như bây giờ, bây giờ nếu giáo viên nghiêm khắc một chút, học trò sẽ về nhà nói với cha mẹ, phụ huynh lập tức đến sở cảnh sát tố cáo thầy, rằng giáo viên này ngược đãi trẻ con. Vì thế cách giáo dục này chẳng ra làm sao, làm sao có thể dạy cho tốt được! Cách giáo dục mà thời tôi trải qua cũng còn có theo phương pháp này, chúng tôi học tiểu học, ở trường bị vi phạm, bị thầy giáo phân xử, xử phạt, có lúc còn khóc chảy nước mắt đi về nhà: “Bị làm sao?” Bị thầy giáo phạt. Ngày hôm sau cha mẹ mua lễ vật đến cảm tạ thầy giáo. Chúng tôi đều nhìn thấy, về sau nếu bị phạt về không nói nữa, cũng không khóc nữa, để cha mẹ không phải mua lễ vật đến cảm ơn thầy. Tập quán này hiện nay hoàn toàn không còn, vì thế bây giờ không còn sư đạo nữa, hiếu đạo không còn nữa. Con người gây ra quá nhiều quá nhiều chuyện bất thiện, quý vị chắc chắn không thể trách họ, đây là do nguồn cội của lịch sử để lại, nhất định phải biết.
Làm sao để cứu vãn? Hãy bắt đầu từ bản thân, dạy hiếu thảo, dạy kính trọng. Trong lớp học chưa bao giờ có treo ảnh của giáo viên, không có, giảng đường Phật giáo chỉ có cúng Phật Bồ Tát, không có cúng giáo viên. Ngày nay chúng ta đều đem ảnh giáo viên phóng ra rất to, treo lên đó làm gì? Dạy hiếu! bắt đầu từ tôi, để tôi làm gương. Đối với giáo viên là một sự an ủi, đối với đại chúng là một sự nhắc nhở. Tịnh tông, Tổ sư đời 13 ở bên này của chúng tôi, đây là bức hoạ. Chúng tôi kiếp này rất may mắn, có thể học được một chút truyền thống văn hoá, có thể học được một chút Phật Pháp, có thể tin, có thể hiểu, có thể đem những điều học được vận dụng vào cuộc sống, quả đúng như điều thầy Phương nói: “học Phật là sự hưởng thụ lớn nhất của đời người”. Chúng tôi không thể không cảm ơn thầy giáo, không thể không kính lễ. Trước khi học, sau khi kết thúc tiết học, đều cúi người cung kính với thầy giáo, đối với thầy, Đức Phật dạy chúng ta: “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”. “tứ trọng ân” này là ân với cha mẹ, ân với thầy cô, ân với Phật Bồ Tát, ân với người lãnh đạo quốc gia, vì thế ở đây chúng tôi thờ ảnh của người lãnh đạo quốc gia. Mỗi tiết học Kinh xong chúng tôi đều hồi hướng, về những người mang lại ân huệ cho chúng ta, cầu nguyện cho những người bị tai nạn, hy vọng tiêu tai miễn nạn, chúng ta hãy ra tay dẫn đầu làm trước.
Khuyên người khác, người ta chưa chắc đã nghe theo quý vị, bản thân chúng ta làm hàng ngày, hy vọng với cái tâm chân thành này dần dần sẽ cảm động đến những người thiện căn sâu dày, họ nhìn thấy sẽ rất cảm động. Bắt đầu trở về với cách giáo dục nhân quả luân lý đạo đức trước đây, nếu như là sau ba đời nữa, thì cái tốc độ này sẽ rất nhanh, chúng ta tin tưởng sâu xa rằng có thể được. Vì vậy chúng ta nhất định phải giữ chặt, tiền đồ là quang minh. Giáo dục nhân quả luân lý đạo đức là chân lý, chân lý thì không thể nào bị mai một được. Trên thế gian này từ đời này đến đời khác nhất định phải truyền bá lại, nếu như chúng ta phát hiện có người truyền bá, chúng ta phải toàn tâm toàn lực chăm sóc họ, giúp đỡ họ. Chúng ta không phải Thánh Hiền, chúng ta cũng không phải Phật Bồ Tát, chúng ta là phàm phu, phàm phu không thể có trí tuệ cao như vậy để nhận biết người khác, cho nên cũng sẽ có một số người lừa gạt chúng ta, chúng tôi cũng đã từng bị lừa, mỗi lần bị lừa gạt, chúng ta hãy suy nghĩ lại, chúng ta sẽ không trách mắng họ, chúng ta kiểm điểm bản thân, bản thân chúng ta làm không tốt, đức hạnh không đủ, như thế giúp chúng ta nâng cao cảnh giới. Nghịch tăng thượng duyên luôn luôn thù thắng hơn thuận tăng thượng duyên nhiều lần. Giáo huấn trong Kinh điển chúng ta đúng là đã thực hiện rồi, đây quả thực là sự hưởng thụ cao nhất của đời người.
Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 514
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm