Hiện tại thế giới động loạn, vì sao động loạn? không tin nhân quả, cho nên nhân quả còn quan trọng hơn đệ tử quy, quan trọng hơn thập thiện nghiệp đạo. Bạn xem thấy “an sĩ toàn thư”, ngài chu an sĩ có hai câu nói rất hay: “người người tin sâu nhân quả chính là đạo đại trị của thiên hạ, người người không tin nhân quả thì thiên hạ đại loạn”, tôi liền hiểu rõ…
Vậy tu học của hiện tại, tôi hiểu được ý của đại sư Ấn Quang, cả đời của đại sư ngài cực lực đề xướng giáo dục nhân quả. Năm 1977, tôi lần đầu tiên đến HongKong giảng kinh, việc này là hơn 30 năm trước, ở tại Thư Viện Phật Giáo Trung Hoa Cửu Long. Thư viện này là do lão pháp sư Đàm Hư lập, khi tôi đến lão hòa thượng Đàm Hư đã viên tịch rồi, do học trò của ngài là pháp sư Sướng Hoài đến làm hội trưởng thư viện. Tôi ở nơi đó hai tháng, giảng Kinh Lăng Nghiêm. Trong thư viện thu tập sách của Hoằng Hóa Xã gần như là đầy đủ.
Hoằng Hóa Xã chính là do pháp sư Ấn Quang thành lập, tất cả cúng dường cả đời của Ấn Tổ chỉ làm một sự việc này, in kinh lưu thông, ngài không làm thứ khác. Khi có tai nạn lớn ngài cũng có làm việc cứu tế, ngài trích ra từ ngân khoản in kinh để cứu tai, ngài xếp việc in kinh ở hàng đầu, bốn chúng cúng dường ngài không dùng một phân tiền, tất cả tiền có được đều mang đi in kinh, cho nên mở ra một Hoằng Hóa Xã, chính mình có một xưởng in ấn, bản xếp chữ thiết. Tôi ở Đài Trung học kinh giáo với lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam, lão sư Lý là học trò của Ấn Tổ, ngài quy y với đại sư Ấn Quang, tiếp nhận đại sư Ấn Quang dạy thầy tu Tịnh Độ, cho nên khi thầy đến Đài Loan sáng lập Liên Xã Đài Trung đầu tiên ở Đài Trung, mở mang rộng lớn giáo huấn của lão sư, chính là giáo huấn của đại sư Ấn Quang.
Cả đời Ấn tổ xem trọng nhất là giáo dục nhân quả, từ đâu mà thấy? Từ những sách đã in. Tôi thấy sách của Hoằng Hóa Xã, tôi thấy sách của đại sư ngài in là Liễu Phàm Tứ Huấn, Cảm Ứng Thiên Hội Biên, An Sĩ Toàn Thư, ba loại sách này tôi xem tờ bản quyền phía sau, in ra mấy mươi bản, mỗi một bản số lượng ít nhất là mười ngàn cuốn, nhiều nhất là năm mươi ngàn cuốn, mấy mươi bản! Tôi tính sơ qua số lượng đã in, chỉ ba loại sách Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên và An Sĩ Toàn Thư cũng sắp gần ba triệu cuốn! Vào lúc đó tôi vừa nhìn qua cái tờ bản quyền này tôi ngẩn cả người, lão hòa thượng cả đời, sau này ngài được tôn xưng là tổ sư đời thứ 13 Tịnh Tông, đối với Phật pháp không có hoằng dương nhiều đến như vậy, chúng ta đi xem qua số lượng in Phật kinh, một ngàn cuốn, hai ngàn cuốn, nhiều nhất là ba ngàn cuốn, tại vì sao in ra những loại sách này số lượng nhiều nhất một bản là năm mươi ngàn cuốn, hơn nữa lại không ngừng in ra?
Tôi suy nghĩ hết hai tuần lễ, vì sao ngài có cách làm như vậy? Mới nghĩ đến giáo dục nhân quả, xem thấy An Sĩ Toàn Thư, tiên sinh Chu An Sĩ có hai câu nói rất hay “người người tin sâu nhân quả thì thiên hạ được bình an, người người không tin nhân quả thì thiên hạ đại loạn”, tôi liền hiểu rõ, vì sao vậy? Hiện tại thế giới loạn, tại vì sao loạn? Không tin nhân quả, cho nên tin nhân quả quan trọng hơn Đệ Tử Quy, quan trọng hơn Thập Thiện Nghiệp Đạo.
Tin tưởng nhân quả, Đệ Tử Quy cùng Thập Thiện Nghiệp Đạo thực tiễn, vậy chân thật là thiết thực, bạn thật lòng đang học tập. Nếu như không tin nhân quả, Đệ Tử Quy cùng Thập Thiện Nghiệp Đạo đều là biểu diễn, không phải là thật, có dáng vẻ bên ngoài, bên trong không phải vậy. Cho nên chúng ta mới chân thật thể hội được, dụng tâm của Ấn Tổ, ngài muốn cứu thế giới này, muốn cứu cái kiếp vận này. Đây là một đại kiếp nạn, chúng ta làm thế nào cứu chính mình? Làm thế nào giúp đỡ người khác? Ấn tổ cả đời làm ra tấm gương tốt như vậy cho chúng ta xem, “tin sâu nhân quả”, phải học nhân quả, phải giảng nhân quả, ngày nay phải cực lực phổ biến rộng ở trên toàn thế giới, phải nói rõ tầm quan trọng của giáo dục nhân quả.
Chúng ta thực tiễn ba cái gốc, nhất định phải biết giáo dục nhân quả là một cái gốc quan trọng nhất. Có cái này thì gốc của Nho, gốc của Phật mới có thể cắm được chắc; không có nhân quả, gốc của Nho cùng Phật đều không cách gì sanh khởi, không thể bén rễ, bạn nói xem quan trọng dường nào! Đây là ngày nay chúng ta gọi là trạch pháp. Chân thật học Phật, chân thật cầu tự độ, đồng tu tại gia, hy vọng người cả nhà chúng ta hòa thuận, gia hòa vạn sự hưng, ở vào thời đại này vẫn cứ có thể qua được đời sống hạnh phúc mỹ mãn, không phải không làm được, mà là có thể làm được.
Bạn cắm ba cái gốc này, thời gian bao lâu? Một năm đủ rồi. Trước tiên dùng thời gian nửa năm đọc Liễu Phàm Tứ Huấn. Liễu Phàm Tứ Huấn dẫn dắt chúng ta, nó nói đạo lý này, nói được rất tường tận. Tiên sinh Liễu Phàm chính mình vì chúng ta làm ra điển phạm, bắt tay vào từ nhân quả, công quá cách của ông chính là Cảm Ứng Thiên, y theo điều mục trong Cảm Ứng Thiên mỗi ngày phản tỉnh, có trái ngược thì lập tức sửa đổi, làm được rồi thì khích lệ chính mình, không nên quên đi mà tiếp tục làm, vậy thì đúng, từ chỗ này mà cắm gốc. Đệ Tử Quy là giáo dục luân lý đạo đức. Có những nền tảng này, bạn học tiếp Thập Thiện Nghiệp Đạo, đây là giáo dục Phật giáo, một chút cũng không khó. Bạn dùng thời gian một năm cắm cái gốc này rồi, sau đó bạn ở trong kinh luận đại thừa chọn ra một bộ, một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, ngay trong một đời này bạn thành tựu! Chọn lựa Kinh Luận không nên ham thích quá cao, phải chọn lấy rất thiết thực, thực tế, ngay trong một đời này của ta chân thật có thể thành tựu, vậy thì đúng rồi.
(Trích: Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, tập 34)