Có kẻ nói niệm Phật lớn tiếng trong nhà vệ sinh sẽ bị Phật, Bồ Tát quở trách!
Tôi nói: Phật mà quở trách quí vị thì ngài sẽ chẳng là Phật, Phật gì mà sanh phiền não? không có đạo lý này! cung kính Phật, Bồ Tát chẳng phải là chấp trước các thứ hình thức thế gian, nhưng phải coi trọng hình thức này, vì sao? Vì tránh người không hiểu tạo khẩu nghiệp!
Tôi nói: Phật mà quở trách quí vị thì ngài sẽ chẳng là Phật, Phật gì mà sanh phiền não? không có đạo lý này! cung kính Phật, Bồ Tát chẳng phải là chấp trước các thứ hình thức thế gian, nhưng phải coi trọng hình thức này, vì sao? Vì tránh người không hiểu tạo khẩu nghiệp!
Cuối cùng, ở đây, lão cư sĩ bảo chúng ta: “Thả thử nhất cú Phật hiệu, hạ thủ tối dị, vô phân nam, nữ, lão, thiếu, bất luận trí, ngu, nhàn, mang, nhân nhân năng niệm, cá cá khả hành. Danh triệu vạn đức, diệu cảm nan tư” (Vả nữa, một câu Phật hiệu này thực hiện dễ dàng nhất, chẳng phân biệt nam, nữ, già, trẻ, bất luận trí, ngu, rảnh, bận, ai cũng có thể niệm, ai cũng có thể hành. Danh chiêu vời vạn đức, cảm ứng mầu nhiệm khó thể nghĩ tưởng).
Cụ viết những câu này nhằm khuyên dạy chúng ta, một câu Phật hiệu này tu tập dễ dàng nhất; trong vô lượng pháp môn, chẳng có pháp môn nào dễ hơn được nữa, một câu Phật hiệu này là pháp dễ dàng nhất. Vì thế, chẳng phân biệt nam, nữ, già, trẻ, chẳng phân biệt trí, ngu, rảnh rỗi, bận bịu, mỗi cá nhân đều có thể niệm, lúc nào, chỗ nào cũng đều có thể niệm. Niệm Phật chớ nên câu thúc.
Chúng ta nằm ngủ có thể niệm được chăng? Niệm được. Nằm ngủ chớ nên niệm ra tiếng, vì sao? Niệm ra tiếng thương tổn thân, khí, [niệm thầm] có công đức giống hệt như [niệm ra tiếng].
[Niệm Phật] trong nhà vệ sinh dường như chẳng cung kính? Chẳng cung kính thì chẳng niệm ra tiếng! Nếu không niệm ra tiếng mà chẳng thể nhiếp tâm thì quý vị niệm ra tiếng là được rồi. Niệm ra tiếng có phải là thiếu cung kính hay chăng? Thiếu cung kính là chuyện nhỏ, vì sao? Phật, Bồ Tát chẳng quở trách quý vị, chính quý vị nhiếp tâm mới là chuyện lớn! Lớn tiếng niệm Phật trong nhà vệ sinh mà Phật quở trách chúng ta, Ngài sẽ chẳng phải là Phật, Ngài sanh phiền não, làm sao Phật có thể sanh phiền não? Đâu có đạo lý ấy! Phật chỉ mong quý vị thành tựu, mong câu Phật hiệu này thật sự có thể khống chế phiền não của quý vị. Niệm Phật chẳng có gì khác, mà vì lẽ này! Quý vị chẳng niệm Phật, vọng niệm nổi lên, dùng câu Phật hiệu này để thay thế vọng niệm, vọng niệm chẳng còn nữa, toàn là câu Phật hiệu này. Vậy thì quý vị đã công phu thành phiến, thật sự đạt công phu thành phiến, có thể vãng sanh bất cứ lúc nào.
Trong công phu thành phiến cũng có ba bậc chín phẩm, ba phẩm thuộc bậc thượng vãng sanh tự tại, muốn đi lúc nào bèn đi lúc đó, muốn ở lại thêm mấy năm cũng chẳng trở ngại. Đấy là kỳ vọng của A Di Đà Phật, chư Phật, Bồ Tát đối với chúng ta, đó gọi là gì? Đó là cung kính thật sự! Cung kính chẳng phải các thứ chấp trước hình thức trong thế gian này; nhưng chúng ta cũng phải coi trọng hình thức, vì sao? Tránh cho người khác tạo khẩu nghiệp, chủ yếu là ở chỗ này. Kẻ mới học chẳng biết, nghĩ quý vị thiếu cung kính, bèn tạo khẩu nghiệp, họ trông thấy, khó chịu, phê bình quý vị. Kẻ ấy chẳng liễu giải Phật pháp thấu triệt. Liễu giải thấu triệt thì người ta thấy hiện tượng ấy vẫn chẳng khởi tâm, không động niệm, chớ hề có phân biệt, chấp trước. Lý và Sự chúng ta đều phải hiểu rõ ràng, minh bạch. Do vậy, nếu hiểu thì ai nấy đều có thể niệm, ai nấy đều có thể hành.
A DI ĐÀ Phật!
TRÍCH “TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA” tập 27
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG