Ăn uống chư vị thử nghĩ xem, ẩm thực là tham dục của ai? Của lưỡi. Nhưng nuốt vào trong cổ thì không còn mùi vị nữa. Nên cái lưỡi ba tấc này, vì vừa lòng với dục vọng của nó mà sát hại không biết bao nhiêu chúng sanh. Quý vị ăn thịt của nó, cảm nhận vị ngon của nó là lưỡi. Nhưng khi nuốt xuống rồi thì không còn biết gì nữa. Như vậy thì lưỡi tạo nghiệp nặng cở nào!
Đức Thế Tôn khi còn tại thế, khiến người xuất gia cơ thể mạnh khoẻ là được. Nên nói Tỳ Kheo thường mang ba phần bệnh. Vì sao gọi Tỳ Kheo mang ba phần bệnh? Vì như thế sẽ không còn tham luyến thân thể này. Chúng ta cần thân này, cần thân để chúng ta tu hành. Không thể giúp ta tạo nghiệp. Tạo nghiệp thì thật là ghê gớm! Bài học trước tôi đã nhắc đến, sự nghiêm trọng của việc phá thai giết người.
Có một học trò đưa cho tôi xấp tài liệu. Trong tài liệu này nói, căn cứ theo tính toán của tổ chức vệ sinh thế giới. Trên toàn cầu mỗi ngày có 15 vạn người phá thai, như vậy chính là giết 15 vạn người. Trong đó có 500 người phụ nữ, vì phá thai mà chết. Mỗi ngày có 500 người phụ nữ phá thai mà chết, 15 vạn trẻ con bị giết. Là mỗi ngày!
Như vậy thì mỗi năm có bao nhiêu? Một năm có khoảng năm ngàn vạn người, chính là năm ngàn vạn trẻ em bị giết. Là một năm! Hai năm là một ức. Những oan gia trái chủ này nhất định không tha cho những ai đã làm điều này.
Đặc biệt còn có một ví dụ. Ở HongKong có một người phụ nữ khoảng hơn 40 tuổi, cô ta sám hối vì chính mình đã từng phá thai hơn mười lần. Giết người nhất định phải đền mạng. Giết nhiều người như vậy thì quả báo ở đâu? ở trong địa ngục vô gián. Điều này không đáng sợ sao!
Phụ nữ phá thai thì họ có tội, nhưng người đàn ông cũng có tội như vậy. Tội không phải một người, cả hai người đều có tội. Đây là một tính toán rất chắc chắn, một ngày có 15 vạn người chết. Nhân số tử vong cao hơn bất cứ chiến tranh nào. Đây là tình hình xã hội bây giờ, thật quá khủng khiếp phải không? Tạo ác nghiệp như vậy họ có thể có phước báo chăng? Họ sẽ có kết quả tốt chăng? Các bạn trẻ cần phải giác ngộ. Đây là một con đường chết. Mặc dù ta không chết thì suốt cuộc đời này ta sống cũng rất đáng thương. Tại sao phải tạo nên loại ác nghiệp này?
Đã từng có người đưa ra vấn đề này. Ngày nay mỗi người trên toàn thế giới, chính mình phải cố gắng tự phản tĩnh. Tội như vậy đã xứng đáng để đọa địa ngục A Tỳ không? Chắc chắn là đại đa số đều không thể tránh khỏi. Vì sao lại tạo nên tội nghiệp nặng nề như vậy? Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói, không nên trách cứ họ. Vì sao? Họ có nhân quả báo ứng. Chư Phật Bồ Tát rất thương xót những hạng người hồ đồ này. Thế gian này, xã hội này, hình như là có 200 năm lãng quên đi nền giáo dục luân lý, đạo đức, nhân quả. Mới xuất hiện hiện tượng của ngày hôm nay.
Hai trăm năm trước ở Trung Quốc do Từ hy thái hậu chấp chính, đối với việc giáo dục luân lý nhân quả đã bỏ qua, không được coi trọng. Thời đó có người đọc sách thánh hiền, nhưng người làm theo giáo huấn của thánh hiền thì không có. Có số ít hiền quân tử vô cùng cảm thán, bao gồm ông Tăng Quốc Phiên. Họ cảm thán thời đại ngày càng đi xuống. Sau khi nhà Thanh mất nước, Trung Quốc 100 năm động loạn, xã hội động loạn. Luân lý, đạo đức, nhân quả, truyền thống văn hoá không còn ai nhắc đến nữa.
Tây phương bỏ luôn cả tôn giáo. 200 năm trước Tây Phương có giáo dục tôn giáo, là khuôn mẫu của đại chúng trong xã hội. Ngày nay khoa học kỷ thuật phát triển, mọi người chỉ tin khoa học mà không tin tôn giáo. Nên quý vị nếu hỏi, tại sao xã hội lại trở thành như vậy? Địa cầu tại sao nhiều tai biến như vậy? Họ đã đánh mất nền giáo dục của thánh hiền, giáo dục của nhân tánh. Hành vi của con người còn tệ hơn cả súc sanh. Quý vị nghĩ xem đáng thương biết bao.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 312)