Bảo trì và bảo nhậm cùng một chữ bảo, Tông môn viết, đây là Thiền tông nó “tâm tâm bất dị vị chi bảo”, bảo nghĩa là bảo trì. Niệm niệm không xả, niệm A Di Đà Phật nếu như tâm tâm không khác, tức tâm tâm đều là A Di Đà Phật, như vậy người ta niệm bao lâu có thể vãng sanh? Nói cho quí vị biết, một ngày là được rồi. Vì sao vậy? Quí vị được nhất tâm. Quí vị niệm A Di Đà Phật, có xen lẫn tạp niệm ở trong đó, làm cho nhất tâm của quí vị bị phá hỏng mất. Một lúc thì nghĩ đến điều này, lúc lại nghĩ đến điều kia, như vậy làm sao mà được? Cho nên niệm Phật Đại Thế Chí Bồ Tát nói với chúng ta: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế”, đô nhiếp lục căn là giới, tịnh niệm liên tục là định. Sáu căn không nhiếp được thì quí vị không đạt được nhất tâm. Vì sao vậy? Tâm phan duyên ra cảnh giới bên ngoài. Cảnh giới này gọi là tài sắc danh thực thùy, ngũ dục thất tình, không xa rời được những thứ này. Những thứ này phá hoại công phu niệm Phật của quí vị, cũng tức là nói phá hoại tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác của quí vị. Vì sao niệm Phật? Niệm Phật chính là muốn được thanh tịnh bình đẳng giác. Niệm cho tập khí phiền não đều biến mất. Dùng một câu A Di Đà Phật mà thay thế nó. Dùng một niệm đối trị tất cả tạp niệm. Đây là nguyên lý, nguyên tắc niệm Phật, quí vị không thể không hiểu. Nếu như trong niệm Phật vẫn còn xen tạp, vẫn còn hoài nghi, quí vị làm sao mà thành tựu được? Quí vị có niệm bao nhiêu cũng phí công mà thôi. Nếu như thứ phiền não này rất nặng, bản thân quí vị rõ ràng, đích thực lúc niệm Phật, niệm được một phút trong đó đã có tạp niệm xen vào rồi. Phải làm sao? Nghe kinh. Nguyên nhân là gì? Đối với kinh giáo quí vị hiểu biết chưa đủ thấu triệt. Kinh giáo nói với chúng ta điều gì? Nói với chúng ta chân tướng sự thật. Sau khi hiểu rõ chân tướng rồi quí vị tự nhiên sẽ buông bỏ.
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa :