Có 1 vị Hộ Pháp trong tiền kiếp chính là em của Đức Phật và phát nguyện rằng, nếu để Phật mà hỏi ai quá 3 câu là vị hộ pháp này sẽ dùng chày đánh người đó liền. Cho nên mổi khi Phật mà hỏi ai tới câu thứ 3 thì thường là vị hộ pháp này hiện thân, cầm chày để thị uy để hàng phục tâm cang cường của chúng sanh liền.
Ở trong chú Lăng Nghiêm có rất nhiều câu liên quan đến các vị Kim Cang. Đặc biệt là Ngài Kim Cang Mật Tích.
Trong quá trình tu học của Thầy mình thọ trì chú Lăng Nghiêm cũng đã may mắn gặp được Ngài Kim Cang Mật Tích này vài lần rồi.
Một lần khi còn làm trụ trì cho chùa Phước Long ở Tây Sơn, Bình Định. Ban đêm khi thọ trì Lăng Nghiêm ở tầng 2 Chánh Điện, thì đột nhiên nghe thấy có động đất, nhưng khi nghe kỉ lại thì không giống động đất mà là tiếng bước chân rất mạnh. Thầy vẩn tiếp tục an trú vào chú Lăng Nghiêm. Và sau đó, dùng huệ nhãn nhìn ra cửa sổ tầng 2 của Chánh Điện thì thấy 1 ông hộ pháp cao bằng cái Chùa vậy, và đứng chấp tay cung kính Thầy mình đang thọ trì Lăng Nghiêm. Sau này Thầy mình mới biết đây là vị Kim Cang Mật Tích mà chú Lăng Nghiêm hay để cập đến. Để thấy những cảnh giới này thì thường là phải được truyền ấn pháp mới tiếp xúc được.
Lần thứ 2, khi đi qua Ấn Độ, cùng quý Thầy trên 1 chiếc xe. Đang đi trên đường, 1 bên là núi và 1 bên là vực thẳm, thì tự nhiên xe bị hư hết 1 bánh, đang chao đảo. Lúc đó Thầy mình phó mặc mạng sống chỉ lo tập trung an chú chánh niệm vào mật chú mà thôi. Ấy vậy mà sau đó tự nhiên xe cân bằng lại, thì mọi người nhìn ra mới thấy hộ pháp Kim Cang đang cân bằng cái xe lại để không bị tai nạn. Đoàn người trên xe không bị tai nạn là nhờ phước lực của Thầy mình chiêu cảm, nên khi xuống xe, Thầy mình có cho tiền tài xế và dặn phải đi cẩn thận, bởi vì Thầy không có đi chung nửa là người này phải sống bằng cái nghiệp lực của chính mình rồi. Mà quả nhiên y chang, 1 lát sau nghe nói lại là anh ta bị tai nạn giao thông rồi.
Quý vị hành trì Lăng Nghiêm là chắc chắn có sự gia hộ của vị Kim Cang này rồi đó. Hành trì Lăng Nghiêm rất có phước báo, và công đức thọ trì ngang như người xuất gia ra đời hành đạo, thuyết pháp. Nếu mình rảnh rổi thì cứ thọ trì Lăng nghiêm để hồi hướng cho chúng sanh thì đó cũng là 1 cách tu phước đơn giản, mà lại không tốn kém gì cả. Khi mình có công đức và phước lớn thì dù ở môi trường nào cũng được hộ pháp gia hộ. Hôm nay bận thì trì ít lại, ngày mai rảnh thì trì nhiều hơn, quan trọng là sự kiên trì và giữ mình ở trong Phật Pháp là điều đáng quý.
Tác giả: Nam Nhi Tự Cường.