Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phải sửa đổi, uốn nắn những hành vi sai quấy

Vì sát nghiệp tiền kiếp một vị sư phải trả quả báo bằng chính thân mạng mình
Tu hành thì phải thật sự tu.
Tu sửa hết mọi vọng tưởng, tật xấu, phiền não, tập khí của chính mình, đó mới là tu hành.
“Hành” là hành vi. Ý niệm sai lầm, suy nghĩ sai lầm là hành vi trong tâm. Cử chỉ, động tác sai lầm, ăn nói sai lầm là hành vi nơi thân và miệng. Phải sửa đổi, uốn nắn những hành vi sai quấy nơi thân, miệng, ý, đó mới là tu hành.
Vì thế, có thể biết chuyện này chẳng liên can gì đến niệm kinh và bái Phật. Dẫu quý vị niệm kinh nhiều cách mấy, mỗi ngày niệm tám tiếng đồng hồ, lạy Phật dẫu nhiều đến mấy, mỗi ngày lễ mười vạn lạy, nhưng nếu hành vi nơi tam nghiệp thân, miệng, ý của quý vị vẫn y hệt như cũ thì chẳng có chút hữu dụng nào!
Hàn Sơn và Thập Đắc đã chê cười người khác, họ cười kẻ niệm Phật: “Gào toạc cổ họng vẫn uổng công”, vì sao? Miệng có, tâm không!
Thật sự biết chính mình sai quấy, đó là khai ngộ, đã thật sự khai ngộ. Mê là gì? Mê là chẳng biết chính mình có sai lầm. Chẳng biết chính mình có lỗi thì quý vị nghĩ xem: Làm sao sửa lỗi cho được? Vĩnh viễn chẳng thể sửa đổi! Do đó, trong Phật môn, khai ngộ là gì? Biết chính mình có lỗi lầm, bèn là khai ngộ, người ấy đã giác ngộ! Đó gọi là “ngộ hậu khởi tu”, [nghĩa là] sau khi đã ngộ, quý vị có thể sửa; sửa là tu, tức là tu hành.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT !
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *