Bài giảng:
“Phàm phu văn chi, thường cảm Cực Lạc thậm viễn, cụ bất năng khứ”. Tình huống này rất nhiều.
Có nhiều người vừa nghe nói đến mười vạn ức cõi Phật thì giật mình. Như vậy thì đi bằng cách nào? “Thử thật do ư mê tự tâm lượng cố”.
Câu này nói như thế nào? Không biết tâm lượng mình lớn bao nhiêu. Là loại thứ ba trong ba loại chu biến, nó bao hàm không hữu. Như vậy tâm lượng của chúng ta lớn biết bao? Hàm là bao hàm, bao hàm hư không. Dung là dung nạp, dung nạp vạn hữu. Hữu chính là mười pháp giới y chánh trang nghiêm. Tất cả quốc độ của chư Phật Như Lai đều là “hữu”. Trong hư không nói đến vật chất. Tất cả pháp trong hư không, đều ở trong tâm lượng của ta. Tâm lượng chúng ta lớn biết bao!
Loại chu biến thứ hai là “XUấT SANH Vô TậN”, trong kinh nói vô lượng vô biên quốc độ của tất cả Chư Phật Như Lai trong mười phương ba đời, là xuất sanh vô tận. Tất cả đều do ý niệm của chính mình biến hiện ra. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh ra. Kinh Hoa Nghiêm nói:
DUY TâM Sở HIệN, DUY THứC Sở BIếN. Cách nói này chúng ta nghe rất quen, tự mình cũng có thể nói. Nhưng thật sự không biết, không tin nhận. Không tin nhận là do không thật sự hiểu biết. Nếu tất cả đều nói rỏ ràng và đã hiểu, thì làm gì có chuyện không tin nhận? Nếu thật sự tin nhận, thì Cực Lạc ở đâu? Ngay tại đây.
A DI ĐÀ PHậT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa: [Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] *Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 314