Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn…
Tháng: Tháng Chín 2020
17. Tổ Tăng Già Nan Đề (Sanghanandi)
Giữa thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết bàn. Ngài là hoàng tử con vua Bảo Trang Nghiêm ở thành Thất La Phiệt. Ngài sanh chưa bao lâu đã biết nói, mà thường nói việc Phật pháp. Năm bảy tuổi, Ngài chán thú vui ở đời,cầu xin xuất gia. Ngài nói kệ xin cha mẹ: Khể thủ đại từ phụ, Hòa nam…
16. Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata)
Đầu thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết bàn. Ngài dòng Phạm Ma ở nước Ca Tỳ La, Thuở nhỏ đã có sẵn lòng mộ đạo. Khi lớn do cơ duyên trong vườn có cây mọc nấm, Tổ Đề Bà giải thích nhơn do, mà Ngài được xuất gia. Sau khi được truyền tâm ấn,Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa nhơn…
15. Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva)
Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết bàn. Ngài dòng Tỳ Xá Ly ở Nam Ấn. Thuở nhỏ Ngài bẩm tánh thông minh, biện tài vô ngại, Ban sơ Ngài học phong tục trong nước, ưa làm việc phước thiện. Khi Tổ Long Thọ đến nước nầy, Ngài tìm đến yết kiến. Tổ Long Thọ muốn thử Ngài, sai đồ đệ…
14. Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna)
Giữa thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết bàn. Ngài cũng có tên là Long Thắng, dòng Phạm Chí ở miền Tây Ân. Thuở nhỏ, Ngài bẩm tánh thông minh; vừa nghe Phạm Chí tụng bốn kinh Phệ Đà là Ngài thuộc lòng văn nghĩa. Ngài đi châu du khắp các nước tìm học các môn thiên văn, địa lý,toán số,sấm ký…
13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala)
Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết bàn. Ngài người nước Hoa Thị, ban đầu học theo ngoại đạo, giỏi các pháp huyễn thuật, đồ chúng có đến ba ngàn. Khi đến so tài với Mã Minh, bị Tổ hàng phục,liền cùng đồ chúng phát tâm xuất gia. Tổ Mã Minh độ cho Ngài xuất gia, sau truyền tâm pháp. Sau…
12. Bồ Tát Mã-Minh ( Asvaghosha )
Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn. Bồ Tát người nước Ba La Nại, hiệu Mã Minh cũng có hiệu Công Thắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều ré lên, nên gọi là Mã-Minh. lại cũng có thuyết nói, mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng ở gần đều lặng lẽ lóng nghe, khi thuyết…
11. Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas )
Giữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết bàn. Ngài dòng Cù Đàm ở nước Hoa Thị, thân phụ là Bảo Thân. Thân phụ sanh được bảy người con trai, Ngài là con út. Thuở nhỏ. Ngài tâm tư bình thản không tịnh không loạn. Ngài thường nói với các anh: – Nếu gặp bực đại-sĩ ngồi nơi đạo tràng thuyết pháp,…
10. Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika)
Đầu thế kỷ thứ năm sau Phật Niết bàn Ngài tục danh là Nan Sanh, người Trung Ân. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh, Thân phụ nằm mộng thấy một con voi trắng to trên lưng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào…
9. Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra)
Cuối thế kỷ thứ tư sau Phật Niết bàn Ngài họ Tỳ-Xá-La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến năm mươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy? Đến gặp Tổ Phật Đà Nan Đề nói duyên đời trước rằng: – Đứa bé nầy đời trước thông minh…
8. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi)
Đầu thế kỷ thứ tư sau Phật Niết bàn Ngài họ Cù Đàm, người nước Ca Ma La. Thuở nhỏ trên đảnh Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quang,năm sắc xen lẫn. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa một phen xem qua là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia chuyên dùng hạnh thanh…
7. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra)
Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn. Ngài họ Phả La Đọa sanh trưởng tại miền Bắc Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ, tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ…