Đạo Phật, TT Thích Chân Quang

Tâm hối hận tạo nền tảng đạo đức cho tâm khiêm hạ

Sự chấn động của các cõi giới trong thời khắc Đức Phật thành đạo
Trong chúng ta, không ai vừa hối hận lại vừa kiêu mạn. Vì hối hận chỉ phát sinh khi chúng ta đã phạm lỗi lầm. Bởi vậy, tâm hối hận sẽ giúp chúng ta phát khởi tâm khiêm hạ. Ngoài việc xóa lỗi, hối hận còn tạo nền tảng đạo đức cho tâm khiêm hạ. Đây là một lợi ích lớn của tâm hối hận.
Ví dụ, một người tài giỏi dễ phát sinh tâm kiêu mạn. Hệ quả tất yếu của tâm kiêu mạn là ô nhiễm. Do tâm bị ô nhiễm nên chúng ta tạo ra lỗi lầm. Khi đã phạm lỗi lầm và thấy được lỗi lầm, chúng ta sẽ hối hận. Khi đã biết hối hận, trong chúng ta sẽ xuất hiện tâm khiêm hạ. Đó là quá trình tất yếu.
Nhưng từ tâm kiêu mạn, một người tài giỏi học được tâm khiêm hạ phải trải qua quá trình gần cả một đời người. Trong suốt quá trình đó, đôi khi chúng ta phải trả bằng sự đau khổ, tan vỡ, phải trả bằng những giả rất đắt mới học được sự khiêm hạ.
Đôi khi thấy người tài giỏi mà kiêu mạn, chư Phật, chư Bồ tát đẩy họ vào lầm lỗi để họ học được đức khiêm hạ. Đây là điều rất đáng sợ. Bởi vậy, ngay từ đầu chúng ta phải cẩn thận kiểm soát tâm mình, đừng để kiêu mạn phát sinh.
Trích: Tâm Lý Đạo Đức 02 – TT. Thích Chân Quang.
Nguồn THIỀN TÔN PHẬT QUANG.
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *