TT Thích Chân Quang

Bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ con người

Tiến sĩ Vương Tấn Việt - Thượng tọa Thích Chân Quang
Bản dự thảo “Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ con người” chính là đề xuất ấn tượng nhất trong Luận án Tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang, được giới khoa học đánh giá là một ý tưởng táo bạo, có tầm vóc rất lớn lao, vượt xa yêu cầu của một Luận án tiến sĩ luật học.
Bản Tuyên ngôn này được Thượng tọa đưa ra với mong muốn cộng đồng quốc tế, cũng như mỗi quốc gia, hãy nhìn nhận và hành động đúng đắn hơn đối với vấn đề Nghĩa vụ con người vì một thế giới bình an, hạnh phúc.
———————————–
TUYÊN NGÔN TOÀN CẦU VỀ NGHĨA VỤ CỦA CON NGƯỜI
(English below)
Xét rằng, mỗi người đến với thế giới này đều có trách nhiệm xây dựng thế giới tốt đẹp hơn, để cùng nhau thụ hưởng những Quyền và hạnh phúc trong thế giới đó.
Xét rằng, con người cần có các Quyền để sống và mưu cầu hạnh phúc, thì cũng cần phải có các Nghĩa vụ tương xứng với các Quyền đó.
Xét rằng, khi con người thực thi nhiều Nghĩa vụ thì phẩm giá của họ được tăng theo tương ứng, và họ đang góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Xét rằng, trong một số trường hợp, Nghĩa vụ nên được thực thi nhiều hơn cả Quyền được thụ hưởng thì sẽ giúp cho xã hội bền vững và phát triển.
Nay, chúng ta tuyên bố về Nghĩa vụ của con người theo các điều khoản sau đây:
❖ Điều 01: Con người có ít nhất ba loại Nghĩa vụ là Nghĩa vụ do pháp luật quy định (obligation), Nghĩa vụ do luân lý xã hội đòi hỏi (duty) và Nghĩa vụ do đạo đức nội tại thúc đẩy (onus).
Có những Nghĩa vụ đáp ứng được cả 03 loại, và cũng có những Nghĩa vụ chỉ đáp ứng một hoặc hai loại.
❖ Điều 02: Con người có thể được thụ hưởng các Lợi ích hợp pháp bằng các phương thức Nhân quyền có tính pháp lý, Nhân tình có tính bản năng tự nhiên (gia đình ruột thịt), Nhân đạo có tính thiện nguyện, và Nhân nghĩa có tính biết ơn.
1. Có khi con người không được thụ hưởng lợi ích từ Nhân quyền (vì không có khả năng thực thi Nghĩa vụ) nhưng sẽ được cung cấp lợi ích bởi các phương thức khác (như trẻ em từ Nhân tình của gia đình, người khuyết tật từ Nhân đạo, người cao tuổi hay người có công từ Nhân nghĩa xã hội).
2. Nhân quyền không phải là phương thức duy nhất cung cấp Lợi ích hợp pháp cho con người.
❖ Điều 03 : Có những người có khả năng thực thi Nghĩa vụ và có thiện chí muốn thực thi các Nghĩa vụ đó. Cũng có những người không có khả năng thực thi Nghĩa vụ nào cả, hoặc chỉ có khả năng thực thi một phần Nghĩa vụ mà thôi. Rồi cũng có những người tuy có khả năng thực thi Nghĩa vụ nhưng do thiếu thiện chí nên trốn tránh không chịu làm gì để cống hiến.
❖ Điều 04: Nghĩa vụ do pháp luật quy định sẽ đáp ứng được các lợi ích của Quyền con người, nhưng Nghĩa vụ do luân lý hay đạo đức yêu cầu sẽ đáp ứng các lợi ích của Nhân đạo, Nhân tình, Nhân nghĩa.
Khi con người không có khả năng thực thi Nghĩa vụ thì họ sẽ không đủ điều kiện để thụ hưởng lợi ích từ Nhân quyền, nhưng cộng đồng xã hội sẽ lập tức áp dụng các phương thức khác như Nhân đạo, Nhân tình, Nhân nghĩa để cung cấp lợi ích cho cuộc sống của họ.
❖ Điều 05: Con người cần rất nhiều điều kiện tốt đẹp để sống, để phát triển nhân cách, tinh thần, giá trị, và để cống hiến cho cộng đồng nhân loại. Những điều kiện tốt đẹp đó, mà có khi ta gọi là các Lợi ích hợp pháp, có tính phổ quát đối với toàn thể loài người, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, nhưng sẽ có một số hạn chế đối với cá nhân kém đạo đức.
Con người cũng có Nghĩa vụ cống hiến cho cộng đồng nhân loại những điều tốt đẹp bằng khả năng và thiện chí của mình.
❖ Điều 06: Công dân của mỗi quốc gia cũng là đối tượng để được thụ hưởng Quyền con người và phải thực thi Nghĩa vụ con người, dù trên thực tế các Quyền và Nghĩa vụ đó sẽ có các giới hạn phù hợp.
Không có sự phân biệt Quyền và Nghĩa vụ công dân với Quyền và Nghĩa vụ con người, bởi vì Quyền và Nghĩa vụ con người là giá trị phổ quát khắp thế giới, còn công dân của các quốc gia sẽ được áp dụng một phần hay toàn phần (Quyền và Nghĩa vụ con người) tùy theo hiến pháp của quốc gia đó quy định.
❖ Điều 07: Mặc dù Quyền sống là Quyền tối cao của con người, tuy nhiên, do thế giới vẫn còn chiến tranh, thế nên Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc lại có thể là Nghĩa vụ thiêng liêng hơn cả Quyền sống, con người có thể chấp nhận hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tổ quốc của mình.
❖ Điều 08: Vì con người có Quyền được sống trong một thế giới thanh bình không có chiến tranh giết chóc, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ đem hết khả năng của mình để cùng xây dựng và bảo vệ hòa bình cho thế giới.
1. Con người có bổn phận kêu gọi hạn chế sản xuất vũ khí sát thương bao gồm mọi loại như hóa học, sinh học, cơ học…
2. Con người có Nghĩa vụ yêu nước, nhưng cũng có Nghĩa vụ yêu cả thế giới, thế nên không ai được phép kích động tinh thần quốc gia cực đoan để trở thành xung đột với các nước khác.
3. Con người có Nghĩa vụ suy nghĩ về một thế giới đại đồng chỉ bao gồm một quốc gia duy nhất cho tất cả nhân loại.
❖ Điều 09: Vì con người có Quyền được sống trong một xã hội sung túc, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ lao động làm việc để tạo ra rất nhiều sản phẩm, tài sản, dịch vụ, vật chất hay tinh thần, để cùng nhau tạo ra một cộng đồng xã hội sung túc như mong muốn.
Thực tế thì chỉ khi sự cống hiến nhiều hơn sự thụ hưởng, Nghĩa vụ được thực thi nhiều hơn Quyền, thì xã hội mới có thể phát triển bền vững.
❖ Điều 10: Vì con người có Quyền được thụ hưởng một sự lãnh đạo sáng suốt, tận tụy, chu đáo của chính phủ, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ tạo ra (chính phủ đó), hỗ trợ, phụ giúp, và trung thành với các lãnh đạo của mình để giúp cho quốc gia ổn định.
❖ Điều 11: Vì con người có Quyền được thụ hưởng sự an toàn đối với thân thể cũng như hoàn cảnh, nghĩa là không bị nguy hiểm, không bị tra tấn, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ tạo nên một sự an toàn cho cả cộng đồng bằng cách bảo vệ lẫn nhau, ngăn chặn mọi sự phá hoại, hay giết chóc, hay cướp bóc, hay ức hiếp, hay mưu hại ác độc.
Con người không được phép làm ngơ trước các tội ác, mà phải có Nghĩa vụ ngăn chặn kẻ xấu ác, giáo dục kẻ xấu ác, theo dõi kẻ xấu ác cho đến khi hắn trở nên hiền lành vô hại.
❖ Điều 12: Vì con người có Quyền được sống trong một môi trường trong lành, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ cùng nhau bảo vệ môi trường trong sạch bao gồm cả bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ các môi trường nước, không khí, sự yên tĩnh, sự chiếu sáng…
1. Con người có Nghĩa vụ bảo vệ rừng cây, sự đa dạng sinh học trong rừng, các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng, các dòng chảy trong rừng.
2. Con người có Nghĩa vụ phục hồi lại rừng bằng cách trồng nhiều cây xanh để tăng độ bao phủ của thảm thực vật lên hành tinh.
3. Việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch làm thải ra carbonic gây hiệu ứng nhà kính tai hại, thế nên con người có Nghĩa vụ giảm hẳn việc tiêu thụ nhiên liệu này, kêu gọi nhau giảm hẳn việc tiêu thụ nhiên liệu này.
4. Rác thải đang trở thành gánh nặng toàn cầu, thế nên con người có Nghĩa vụ điều chỉnh cuộc sống sao cho ít tạo ra rác thải nhất, đồng thời tìm cách tái chế lại rác thải để cuối cùng không còn thứ gì bị vứt bỏ cả.
❖ Điều 13: Vì con người có Quyền có công ăn việc làm, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ giúp đỡ nhau tìm thấy công ăn việc làm.
1. Nghĩa vụ cao cả của các doanh nhân là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, còn lợi nhuận nên được hiểu chỉ là ưu tiên thứ hai.
2. Khi còn bé, trẻ em cũng phải được dạy dỗ về Nghĩa vụ siêng năng phụ giúp việc nhà để lớn lên dễ tìm thấy công ăn việc làm bởi tính cách tích cực siêng năng đó.
❖ Điều 14: Vì con người có Quyền được thụ hưởng sự giáo dục tốt đẹp để có đủ kiến thức làm một con người có giá trị, đủ hiểu biết để bắt kịp sự tiến bộ của thời đại, đủ nhận thức không thua sút mọi người, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ cùng nhau tạo nên một nền giáo dục hiệu quả cho xã hội, nhất là cho trẻ em.
1. Con người nên chia sẻ các kiến thức, kỹ năng sống, giá trị văn hóa cho cộng đồng xã hội càng nhiều càng tốt.
2. Vai trò của các nhà giáo cần phải được tôn trọng thì hiệu quả giáo dục mới cao.
❖ Điều 15: Vì con người có Quyền được sống khỏe mạnh thế nên con người cũng có Nghĩa vụ chủ động rèn luyện sức khỏe, bảo vệ sức khỏe của mình, bảo vệ sức khỏe cho người chung quanh, và cùng đóng góp cho sự phát triển của hệ thống y tế công cộng.
1. Con người có Nghĩa vụ tôn trọng các kiến thức y tế cổ xưa của các dân tộc và nghiên cứu chúng dưới góc nhìn của y học hiện đại.
2. Mỗi người phải có Nghĩa vụ trang bị cho mình và người chung quanh một số kiến thức y tế cơ bản.
❖ Điều 16: Vì con người có Quyền được no đủ, không bị đói kém, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ không để cho ai chung quanh mình bị đói kém. Đây là Nghĩa vụ của luật pháp, cũng là Nghĩa vụ từ sự đòi hỏi của luân lý xã hội, mà cũng là Nghĩa vụ từ sự thúc đẩy của lương tâm đạo đức.
❖ Điều 17: Vì con người có Quyền được sống có phẩm giá và danh dự, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ bảo vệ phẩm giá danh dự cho người khác, không bao giờ xúc phạm hạ nhục nhau.
1. Con người có Nghĩa vụ giúp nhau sống tươm tất no đủ, không để cho ai rơi vào hoàn cảnh khốn cùng đến nỗi phải đi xin ăn, phải lang thang không nhà cửa, phải chết bờ chết bụi.
2. Con người có Nghĩa vụ phải loại trừ các ngôn ngữ thô bỉ, có tính xúc phạm, ra khỏi đời sống xã hội.
3. Con người có Nghĩa vụ giúp nhau sửa chữa lỗi lầm nhưng phải khéo léo để không phơi bày lỗi lầm của nhau khi còn có thể sửa chữa các lỗi lầm đó.
❖ Điều 18: Vì con người có Quyền tự do, có thể làm những điều mình muốn, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ kiểm soát ý muốn của mình sao cho chỉ muốn làm những điều tốt đẹp, đúng pháp luật, đúng luân lý xã hội, đúng với lương tâm đạo đức, để không gây tổn hại cho người khác, không gây tổn hại cho cộng đồng, không gây tổn hại cho đất nước, không gây tổn hại cho nhân loại.
Con người có Nghĩa vụ tránh làm những gì xâm phạm vào Lợi ích hợp pháp, sự riêng tư chính đáng của người khác.
❖ Điều 19: Vì con người có Quyền tự do ngôn luận, có thể nói ra những điều mình muốn người khác nghe, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ kiểm soát nội dung trình bày của mình sao cho chỉ truyền bá những điều tốt đẹp thiện lành cho xã hội, không gieo rắc điều hận thù ác độc, không gieo rắc điều phân biệt kỳ thị, không gieo rắc điều sai lầm ngu xuẩn.
Con người cũng có Nghĩa vụ tìm cho nhân loại một ngôn ngữ chung, không cố chấp ngôn ngữ nước mình, để xóa dần các rào cản ngăn chia cộng đồng nhân loại với nhau.
❖ Điều 20: Vì con người có Quyền tự do tín ngưỡng, có thể tin kính thần thánh hay tôn giáo nào mình chọn, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ xây dựng tôn giáo của mình thành một nguồn đạo đức cho xã hội, phát triển tôn giáo mình thành nơi hoạt động đúng với pháp luật, không mâu thuẫn với sự phát triển của khoa học, và đem lại tình thân ái với mọi người dù họ không cùng tín ngưỡng với mình.
Con người có Nghĩa vụ cùng nhau tìm ra một tín ngưỡng hợp lý nhất để đoàn kết nhân loại trong một nền tâm linh chung.
❖ Điều 21: Vì con người có Quyền được sống trong một cộng đồng an toàn mà chung quanh là những người đạo đức hiền thiện, thế nên mỗi người cũng có Nghĩa vụ hoàn thiện đạo đức nơi chính mình để mình không bao giờ là nỗi đe dọa cho người khác, để mình là sự yên tâm tin tưởng của cộng đồng.
Vì đạo đức là nền tảng của hạnh phúc nên việc xây dựng, phát triển, hoàn thiện đạo đức cho mọi người chính là Nghĩa vụ rất thiêng liêng của toàn nhân loại.
❖ Điều 22: Vì con người có Quyền di chuyển và cư trú, được tự do đi đến nơi thích hợp để sống, để làm việc, để học tập, để nghiên cứu, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ tuân thủ chính sách điều phối di dân của nhà nước sở tại, có Nghĩa vụ khai báo cư trú đầy đủ để giúp cho việc quản lý an ninh trật tự, y tế, dân số tại chỗ đấy được hiệu quả, khi đi đến đâu thì họ có Nghĩa vụ đóng góp lợi ích cho cộng đồng ở đấy.
❖ Điều 23: Vì con người có Quyền bình đẳng nơi ý nghĩa con người dù thực sự con người có rất nhiều sai biệt, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ bỏ qua sự khác biệt, khai thác sự khác biệt, để có thể tôn trọng lẫn nhau trọn vẹn.
1. Con người có Nghĩa vụ bỏ qua sự khác biệt nghĩa là không ai được ỷ lại ưu thế của mình mà khinh miệt hay ức hiếp người khác. Tất cả phải tôn trọng lẫn nhau.
2. Con người có Nghĩa vụ khai thác sự khác biệt nghĩa là mỗi giới tính có ưu điểm riêng, không ép làm việc không phù hợp đặc điểm sinh học của họ, và cố gắng phát huy khả năng của riêng họ để họ có cơ hội cống hiến cho cộng đồng xã hội.
3. Ngay cả người khuyết tật cũng cần được hỗ trợ để tìm kiếm khả năng của họ, giúp họ có cơ hội cống hiến, vì nhờ có cống hiến mà họ có phẩm giá xứng đáng giữa cuộc đời.
4. Con người có Nghĩa vụ không phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc xuất thân, vùng miền… mà phải hướng con người đến sự giáo dục tối ưu để nâng cao khả năng và giá trị cho họ.
❖ Điều 24: Vì con người có Quyền được sống trong một gia đình hạnh phúc, đầy đủ, có yêu thương, có chia sẻ, có đùm bọc, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ bảo vệ gia đình khỏi những sự đổ vỡ, xung đột, vô trách nhiệm.
1. Tình cảm gia đình là một loại Nhân tình có tính bản năng tự nhiên rất mạnh. Nhờ tình cảm này mà con người tự có trách nhiệm với nhau rất chặt chẽ.
2. Dù sao thì gia đình cũng chỉ là một cộng đồng nhỏ bé so với những cộng đồng khác, vì thế, con người đôi khi phải chấp nhận hy sinh lợi ích của gia đình để bảo vệ lợi ích cho quốc gia hay nhân loại.
3. Cha mẹ có Nghĩa vụ tự nhiên là yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ con cái, và ngược lại, con cái có Nghĩa vụ kính trọng vâng lời cha mẹ.
❖ Điều 25: Con người có Nghĩa vụ yêu quý và bảo vệ quốc gia của mình vì quốc gia là một cộng đồng được bảo vệ dưới một hệ thống pháp luật chung, vừa đủ lớn lao, vừa đủ chặt chẽ. Tình yêu đất nước xuất phát từ đạo đức rất cao cả, không có tính bản năng tự nhiên như tình yêu gia đình. Tình yêu đất nước hội tụ đủ ba nguồn Nghĩa vụ là Nghĩa vụ yêu nước do luật định, Nghĩa vụ yêu nước do luân lý xã hội đòi hỏi, và Nghĩa vụ yêu nước do lương tâm đạo đức thúc đẩy.
❖ Điều 26: Vì thế giới cần nhiều nhân tố tích cực để phát triển thế nên con người có Nghĩa vụ tìm kiếm những bậc hiền tài để hỗ trợ, nâng đỡ, tạo điều kiện cho họ học tập và làm việc để họ cống hiến nhiều nhất cho cộng đồng xã hội.
1. Trù dập hiền tài cũng gần như là một tội ác chống lại xã hội.
2. Con người có Nghĩa vụ kiềm chế lòng đố kỵ hẹp hòi của mình để nhìn ra ưu điểm của người khác.
❖ Điều 27: Trẻ em chưa thể thực thi đầy đủ các Nghĩa vụ của con người nên chưa được xem là được thụ hưởng các điều kiện của Quyền con người, tuy nhiên các em sẽ được cung cấp các điều kiện sống bởi nguồn tình cảm tự nhiên của gia đình cha mẹ (Nhân tình). Tuy nhiên trẻ em cũng có Nghĩa vụ rèn luyện tích cực để sau này khôn lớn có đủ các đức tính quý báu của một con người có lợi ích và có giá trị cho cộng đồng.
Trẻ em mồ côi, khuyết tật, hoặc trẻ em trong gia đình thiếu người chăm sóc, thì cần phải được cung cấp điều kiện sống và học tập bằng phương thức Nhân đạo xã hội. Xã hội có Nghĩa vụ xoa dịu bớt nỗi đau khổ của các em bằng nhiều phương pháp và tấm lòng yêu thương tử tế.
❖ Điều 28: Người khuyết tật cũng không thể thực thi đầy đủ Nghĩa vụ của con người nên không thể thụ hưởng đầy đủ Quyền con người theo pháp luật quy định, tuy nhiên họ sẽ được cung cấp các điều kiện sống bằng phương thức Nhân đạo của xã hội. Xã hội có Nghĩa vụ thành lập nhiều hoạt động có tính Nhân đạo để cung cấp các điều kiện sống cho người khuyết tật.
Người khuyết tật cũng có Nghĩa vụ phấn đấu khai thác bất cứ khả năng nào của mình để học tập rèn luyện và cống hiến chứ không nên buông xuôi hoàn toàn cho Nghĩa vụ Nhân đạo của xã hội.
❖ Điều 29: Người già yếu cũng không thể tiếp tục thực thi đầy đủ Nghĩa vụ của mình, tuy nhiên họ sẽ được cung cấp các điều kiện sống bởi nguồn ân nghĩa của gia đình và xã hội (Nhân nghĩa), bởi vì trước kia họ đã cống hiến rất nhiều khi còn sức khỏe.
1. Tuy được gia đình và xã hội chăm sóc bằng phương thức Nhân nghĩa, nhưng người cao tuổi cũng có Nghĩa vụ rèn luyện phù hợp, cống hiến vừa sức, để không bao giờ mất đi tinh thần phụng sự của mình.
2. Có những người vừa khuyết tật lại vừa già yếu, nhưng có công lao đặc biệt với xã hội trước kia (thương binh, gia đình liệt sĩ…) thì chắc chắn phải được xã hội chăm sóc trên tinh thần nhân nghĩa (biết ơn).
❖ Điều 30: Tất cả mọi người đều phải có Nghĩa vụ đi tìm hạnh phúc cho nhau, cùng giúp nhau vượt qua khổ đau khăn khó, vì trên con đường đi đến hạnh phúc này không có kẻ độc hành cô lữ.
Ý nghĩa của hạnh phúc không bao giờ có giới hạn, tùy theo trí tuệ và đạo đức của thời đại mà con người sẽ hiểu về hạnh phúc sâu sắc hơn.
❖ Điều 31: Tất cả mọi người đều có Nghĩa vụ phổ biến, giải thích, áp dụng bản tuyên ngôn Nghĩa vụ toàn cầu này cho tất cả. Từng con người, từng gia đình, từng đơn vị, từng cơ quan, từng quốc gia, và cả tổ chức lớn nhất của thế giới đều có Nghĩa vụ công nhận và phổ biến bản tuyên ngôn này cho nhân loại.
——————————–
GLOBAL DECLARATION OF HUMAN RESPONSIBILITIES
Considering that coming to this world, everyone has the responsibility to make it better, then together we can enjoy the rights and happiness here.
Considering that human beings need the right to life and the pursuit of happiness, there must also be responsibilities commensurate with those rights.
Considering that when people fulfill many responsibilities, their dignity is correspondingly increased, then they contribute to a better society.
Considering that, in some cases, the fulfillment of responsibilities should be exercised more than the enjoyment of rights, so society can develop and become more sustainable.
Now, we declare these human responsibilities under the following terms:
Article 1
Responsibilities can be classified in three ways. Some responsibilities are prescribed by law (obligations), some responsibilities are required by social ethics (duties), and some responsibilities are motivated by moral conscience (onus).
1. Responsibilities can fit one, two, or all three of these classifications.
Article 2
Everyone is entitled to legitimate benefits from these approaches: human rights (connected with the law), human love (affection – connected with instinct, for example, family affection), human compassion (connected with philanthropy), and human gratitude (connected with gratitude).
1. Sometimes, people cannot benefit from human rights because of their inability to perform their responsibilities, but they can benefit from other approaches. For example, children benefit from family affection, the disabled benefit from humanitarianism, and the elderly or those who have made a significant contribution to their country benefit from social conscience.
2. Human rights are not the only approach of legitimate benefits.
Article 3
Many persons can fulfill their responsibilities and are willing to do so, but others cannot or can only partly fulfill their responsibilities. Many persons can fulfill their responsibilities but avoid it due to their lack of goodwill.
Article 4
Obligation (the responsibility defined by law) shall satisfy the interests of human rights, but duty (the responsibility requested by social ethics) and onus (the responsibility motivated by moral conscience) shall satisfy the interests of human compassion, human love, and human gratitude.
1. When a person cannot fulfill their obligation, they shall not be entitled to human rights, but the community shall immediately apply other approaches such as human compassion, human love, and human gratitude to them.
Article 5
Humans need many favorable conditions to live, to develop their personality, spirit, and values, and to contribute to the community. These favorable conditions, sometimes called legitimate interests, are universal for all people regardless of nationality, race, religion and sex, or any other status, but shall have some restrictions for unethical individuals.
1. Everyone has the responsibility to contribute good things to the community according to their ability and goodwill.
Article 6
The citizens of each country are also subject to the enjoyment of human rights and the fulfillment of human responsibilities, although in practice those rights and responsibilities shall have appropriate limits.
1. There is no distinction between civil rights and responsibilities and human rights and responsibilities because human rights and responsibilities are universal, so every citizen of any country shall partially or wholly fulfill human rights and responsibilities according to the constitution of that country.
Article 7
Although the right to life is the supreme right of human beings, the obligation to protect the homeland may be more sacred than the right to life, since the world is still at war. Humans would accept sacrificing their lives to protect their homeland.
Article 8
Since everyone has the right to live in a world free from war and killing, they have the responsibility to contribute to the best of their ability to develop and protect world peace.
1. Everyone has the responsibility to call for restrictions on the production of lethal weapons of all kinds, including chemical and biological weapons.
2. Everyone has the obligation to not only to love their country but also to love the world, so no one is allowed to incite extreme nationalism, causing conflicts among countries.
3. Everyone has the responsibility to think about a world consisting of only one nation for mankind.
Article 9
Since everyone has the right to live in a prosperous society, they also have an obligation to make it. Therefore, they must create abundant resources of material products such as goods and assets, and of spiritual products such as morality and education to build the prosperous community that they desire.
1. Society is only sustainable when everyone’s dedication is greater than their enjoyment and everyone’s responsibilities are exercised more than their rights.
Article 10
Since everyone is entitled to dedicated and thoughtful leadership, citizens bear the responsibility to create such a government. They must also be loyal and support their leaders to help them provide stability for their country.
Article 11
Since everyone has the right to physical integrity and safe circumstances, this means that no one is to be in danger or under torture. Therefore, one has the responsibility to bring security to the community by protecting other persons and by preventing sabotage, killing, robbery, bullying, and malicious schemes.
1. Nobody is allowed to ignore crimes. They have the obligation to stop evil persons, educate them, and watch them until they become harmless and meek.
Article 12
Since everyone has the right to live in a healthy environment, people have the responsibility to protect their environment, including the protection of nature, air, water resources, serenity, lighting, and so on.
1. Everyone has the obligation to protect forests, forest biodiversity, endangered animals, streams, and rivers in forests.
2. Everyone has the obligation to restore forests by planting trees to increase the vegetation cover on the planet.
3. The high consumption of fossil fuels releases carbon dioxide, which causes harmful greenhouse effects. Therefore, everyone has the obligation to reduce the consumption of this fuel and to call for a reduction in consumption.
4. Waste is becoming a global burden, so everyone has the obligation to adjust their life to generate the least possible amount of waste and to find ways to recycle waste so that nothing is left to be disposed of.
Article 13
Since everyone has the right to work, they have the responsibility to help each other find jobs.
1. The highest duty of entrepreneurs is to create more jobs for society. Profits should be considered an entrepreneur’s second priority.
2. Every child should be taught to diligently help their parents with housework. When they grow up, their diligence will help them find jobs easily.
Article 14
Everyone has the right to a good education in order to have enough knowledge, live with dignity, and keep up with the advances of modern times. Therefore, they have the responsibility to build an effective education for society, especially for children.
1. Everyone has the duty to share their knowledge, life skills, and cultural values with the community as much as possible.
2. Teachers must be respected so that education will be highly effective.
Article 15
Since everyone has the right to good health, they have the responsibility to proactively perform physical exercise, protect their own health, protect their neighbors’ health, and contribute to the development of the public health system.
1. Everyone has the obligation to respect the ancient medical knowledge of all peoples and study it from modern medicine’s point of view.
2. Everyone has the duty to familiarize themselves and those around them with some basic medical knowledge.
Article 16
Since everyone has the right to a standard of living that is adequate for their own health and well-being, everyone is required to feed anyone who is starving. This responsibility is according to the obligation, the duty, and the onus.
Article 17
Since everyone has the right to live with dignity and honor, they have the obligation to protect each other’s dignity and honor by never degrading them.
1. Everyone has the duty to help other persons obtain adequate living standards. They also have a duty to prevent others from falling into such miserable circumstances that they must beg for food, become homeless, or die alone.
2. Everyone has the obligation to remove offensive and insulting words from their own vocabulary and from the social communications.
3. Everyone has the duty to help other persons correct their mistakes, but they should be skillful enough to avoid exposing these mistakes publicly.
Article 18
Since everyone has the right to liberty, they have the responsibility to control their will to do good deeds under the scope of the law, social ethics, and conscience, and they should never do anything to harm other persons, their community, their country, or all humanity.
1. Everyone has the obligation to not infringe upon the legal interests and privacy of other persons.
Article 19
Since everyone has the right to freedom of speech, everyone has the obligation to control what they say. They should only promote good things and should never use their freedom of speech to promote hatred, discrimination, nonsense, or misinformation.
1. Everyone has the responsibility to choose a common language for the world instead of clinging to their own language. This would gradually remove barriers that stand in the way of the unification of nations.
Article 20
Since everyone has the right to freedom of religion, everyone has the obligation to make their religion a source of morality for society, develop their religion in accordance with the law and scientific development, and bring love, even to persons who do not share their beliefs.
1. Everyone has the responsibility to find the most reasonable religion to unite humanity in a common spirituality.
Article 21
Since everyone has the right to live in a secure community surrounded by virtuous people, they have the responsibility to improve their morality, so they are never a threat, but a refuge of peace and trust for the community.
1. Since morality is the foundation of happiness, everyone has the sacred responsibility to build, develop, and perfect other persons’ morality.
Article 22
Since everyone has the right to freedom of movement and residency within the borders of each state for their work or study, they have the obligation to abide by the migration policy of that state. They must also declare their residency to support the state in the administration of security, order, public health, and the population, and wherever they live, they have the responsibility to contribute to the community there.
Article 23
Although all people are equal because they are all members of the human family, there are differences among them. Everyone has the obligation to both ignore and make good use of these differences to achieve full mutual respect.
1. Everyone has the obligation to ignore differences among persons. To clarify, no one may use their superiority to despise or bully other persons. All must respect each other.
2. Everyone has the obligation to make use of the differences among persons. To clarify, each gender has its own advantages, so no one shall be forced to do a job that is not suited to their biological characteristics. Their ability shall be appropriately developed for them to contribute to the community.
3. Even persons with disabilities need support to use their own abilities to contribute to the community. By virtue of this commitment, they have the dignity they deserve in life.
4. Everyone has the obligation to not discriminate based on race, color, nationality, ethnicity, language, religion, or any other status, but to help other persons have optimal education to enhance their abilities and worth.
Article 24
Since everyone has the right to live in a happy, complete, loving, sharing, and caring family, they have the responsibility to protect their family from conflict, breakdown, and irresponsibility.
1. Family affection is a kind of human love with strong natural instincts. As a result, people have a very high sense of responsibility for their families.
2. Family is a small community compared to other communities, so sometimes people must place the interests of their country or humanity above the interests of their families.
3. Parents have the parental responsibility to love, nurture, and teach their children, and children have the filial responsibility to respect their parents.
Article 25
Everyone has the responsibility to love and protect their own country because the nation is a community under a common, comprehensive, and binding legal system. Patriotism arises from very high standards of morality, without the natural instincts of family affection. Patriotism combines three kinds of responsibilities: responsibility to love the country prescribed by the law, responsibility to love the country demanded by social ethics and responsibility to love the country promoted by moral conscience.
Article 26
Since the world needs many positive human factors to develop, everyone has the responsibility to seek talented and virtuous persons, and then support their study and work for their outstanding contribution to the community.
1. Bullying and restricting talented and virtuous persons is almost a crime against society.
2. Everyone has the onus to restrain his narrow-mindedness and envy in order to recognize the strengths of other persons.
Article 27
Since children are unable to fulfill human responsibility yet, they are not considered to enjoy human rights, but they will be provided with living conditions by their parents (the source of family affection – human love). However, children have the responsibility to train themselves actively in order to develop into a person who has all the precious qualities of a human being beneficial and valuable to the community.
Article 28
People with disabilities are also unable to fulfill human obligations, so they cannot fully enjoy human rights prescribed by the law, but they shall be provided with the benefit of living conditions by the approach of human compassion. Society has the duty to create humanitarian assistance aimed at persons with disabilities.
1. Persons with disabilities have the onus to exploit any ability of their own to learn, to train, and to make a contribution, instead of depending entirely on the humanitarian duty of society.
Article 29
The elderly who are frail cannot continue to fulfill their responsibilities. However, they shall be provided with the benefit of living conditions by their family’s affection and social conscience (human gratitude), because they made a great contribution when they were in good health.
1. Although families and society care for the elderly, the elderly still have the onus to do physical exercise, work appropriately, and retain the spirit of dedication.
2. Old persons with disabilities who have made a great contribution to society (such as disabled veterans and families with fallen soldiers) must be cared for by society in the spirit of gratitude.
Article 30
Everyone has the responsibility to help each other find happiness, overcome difficulties, and overcome suffering because there are no loners on the way to happiness.
1. There are no limits to the meaning of happiness. Depending on the wisdom and morals of the time, people shall understand happiness more deeply.
Article 31
Everyone has the responsibility to disseminate, explain, and apply this Global Declaration of Human Responsibilities to all. Every single person, every family, every agency, every country, and even the largest organizations in the world have the responsibility to recognize and disseminate this declaration to mankind.
(Tiến sĩ Vương Tấn Việt – Thượng tọa Thích Chân Quang)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *