Không khéo càng thương, càng làm cho người ta thương “bị thương”.
Tình thương chân thật là muốn thương ai, ta phải hiểu người đó.
Nếu chỉ muốn chiếm hữu người đó làm của riêng thì đó chưa phải là thương.
Ta không thể gọi đó là thương nếu ta chỉ biết lo cho ta, cho những nhu cầu của riêng ta còn những nhu cầu của người đó thì ta không hề để ý đến. Tình thương chân thật chỉ có khi ta thấy được những gì người thương ta cần hay không cần.
– Khi ta hiểu rõ ai, không thể nào mà ta không thương cho được.
Lâu lâu ta nên ngồi sát cạnh người thương của ta, cầm tay người ấy và khẽ nói:
“Này em của anh, em có nghĩ là anh đã hiểu em chưa?
Hay anh vẫn còn vụng về và làm cho em đau khổ?
Hãy nói cho anh biết, bởi anh muốn thương em thật lòng!”
Nếu ta thực tâm muốn tìm hiểu người thương thì giọng nói của ta sẽ biểu lộ sự quan tâm và người ấy sẽ mũi lòng.
Cánh cửa cảm thông đã mở, chuyện gì mà ta làm chẳng được.
Người ta đôi khi không có thì giờ hoặc không đủ cam đảm để hỏi con trai của mình những câu hỏi tương tự:
“Con của ba, ba thương con, nhưng không biết ba đã hiểu được con chưa?”
Ta phải có cam đảm đặt câu hỏi đó với con cái ta, nếu thương mà không hiểu, thì tình thương đó chưa đúng cách, trái lại càng thương ta càng làm cho người ta thương “bị thương”. Phải có hiểu mới có thương thật sự. Khi được hiểu, người được thương sẽ nở như một bông hoa.
TS Thích Nhất Hạnh
__(())__