Trong Phật Pháp nói, công đức Quý Vị bỏ ra nên có. Trong thế pháp, nhờ Quý Vị tạo ra phước đức nên có, những địa vị và của cải đó, nên có thể nắm giữ được.
Nếu không phải, dùng thủ đoạn thấp hèn để có được, nên biết số bạn có nhiều hơn thế, tại sao?
Hao mòn, giảm bớt, Quý Vị vẫn nhận nhiều như thế. Song khi hưởng hết phước, tai hoạ ập đến ngay. Thiện có thiện quả, ác có ác báo, không phải không báo, chỉ chưa đến lúc, khi quá đáng, quả báo lập tức ập đến.
Đây là những chuyện nhãn tiền, chỉ cần lưu ý sẽ thấy được, cần gì khổ thế?
Khi chúng ta hiểu được, thấy được chân tướng sự thực, cầu cũng được, không cầu cũng được, không cầu có khi còn nhiều hơn. Khi không cầu tiếng thơm lợi dưỡng, người đó sẽ rất khoẻ mạnh sống lâu, phiền não nhẹ, trí tuệ tăng, chắc chắn. Đời sống càng thoải mái, pháp hỉ sung mãn.
Cái họ vui không phải địa vị cao, không phải giàu có, không phải những thứ đó, niềm vui của họ là gì?
Ít phiền não, mỗi ngày mỗi ít đi, ít lo nghĩ, ít ưu tư, hoàn toàn sáng tỏ, giác ngộ, cuộc sống những người này rất tự tại.
Bởi thế việc dạy học của Phật do người mà khác nhau, do thời, do nơi, do việc khác nhau, mà những điều Phật dạy sẽ khác nhau. Người nóng nảy, dạy cho họ tu tâm từ bi.
Người ngu si dạy họ thấy nhân quả, dạy họ tất cả pháp không tách rời nhân duyên, dần dần trí tuệ họ lớn lên. Bởi thế Phật giảng Kinh Thuyết Pháp là tuỳ cơ dạy dỗ, không nói pháp nào nhất định, bài trước chúng ta đã học.
Người căn cơ thành thục, nếu Phật kéo họ một cái, chắc chắn không bỏ được. Chỉ giúp họ nâng lên, từ Nhân Thiên đưa họ lên Tiểu Thừa, từ Tiểu Thừa nâng lên Đại Thừa, Đại Thừa nâng lên Nhất Thừa. Người có nhân duyên với Tịnh Tông, đấy là nhân duyên đặc biệt, niệm Phật sinh Tây Phương, họ sẽ thành Phật. Bởi thế đệ nhất nghĩa tất đàn, niệm Phật là đệ nhất nghĩa cứu cánh, tại sao? Ngay trong đời này chắc chắn sẽ thành Phật, không có gì không thành tựu.
A DI ĐÀ PHậT
Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không