Quan điểm sống độc thân không phải là vấn đề quá cũ hay quá mới, đó là quyền tự do lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, xã hội đang còn có những quan niệm chưa thoáng về chủ nghĩa độc thân. Vì thế có những dư luận tác động không nhỏ đến những người đã và đang chọn lối sống độc thân. Ấy cũng là người ta chưa hiểu được ý nghĩa sống độc thân và giá trị thanh khiết của nó.
Độc thân là gì?
Là một cách sống tự do một mình, không bị ràng buộc, bị lệ thuộc bởi một ai. Theo từ bình dân khi nói đến độc thân nghĩa là chỉ cho người chưa có lập gia đình, chưa kết hôn. Nhưng nếu chúng ta nhìn sâu hơn nữa và cao hơn nữa thì những người là người không muốn liên lụy đến ai, không muốn ràng buộc bởi một ai, thậm chí cho dù là người thân, cha mẹ, con cái, bạn bè, không muốn những người này ràng buộc họ, họ có tính quyết định tự lập và tự do cho chính bản thân mình.
Vì sao người ta không muốn sống độc thân?
Dường như tất cả những người lập gia đình hay chưa có gia đình trong cõi lòng thỉnh thoảng cũng có những giây phút rất muốn mình là một con người sống độc lập, tự do và có những khi chúng ta muốn chối bỏ sự ràng buộc này một cách dứt khoát, nhưng vì lý do này và lý do khác chúng ta chưa thể thực hiện được.
Tuy nhiên vì sao phần lớn mọi người trong xã hội không chọn cuộc sống độc thân? Bởi vì tự thân của tất cả mọi con người chúng ta ai cũng có một bản năng tình cảm, nghĩa là chúng ta muốn có đời sống nương tựa, chúng ta rất sợ cô đơn, rất sợ buồn tẻ, rất sợ vắng lặng và rất sợ hẩm hiu trong những cảm giác đó. Cho nên người ta phải tìm nơi nương tựa một mặt để cho được yên tâm và một mặt để trãi nghiệm đời sống tình cảm của mình.
Tình cảm, yêu đương trong cuộc sống là một chuyện rất đỗi bình thường, đó còn được xem là một đời sống tình cảm thẩm mỹ của con người phải có. Vì con người nếu không có tình cảm thì không thể gọi là con người. Trên cuộc đời này chỉ có hai hạng người không biết yêu:
Người thứ nhất là kẻ điên vì họ tật nguyền về tâm lý cho nên họ không phân biệt giới tính. Giống như một triết gia trên thế giới có nói một câu là:
Ai không yêu thì tâm hồn người đó bị tật nguyền.
Người thứ hai là các bậc chứng thánh đã dứt sạch lậu hoặc và phiền não, không còn bị giới hạn là bởi tình cảm của giới tính hay là của riêng nữa mà tình cảm người này dành cho chúng sinh với tâm từ bi rộng lớn
Thế nhưng vì sao một số người lại chọn cuộc sống độc thân, không lập gia đình?
Bao đời nay, xã hội thường có những cách nhìn khá tiêu cực với những người độc thân. Họ cho rằng người độc thân là do người đó có điều gì không tốt nên mới như vậy. Tuy nhiên, đó không phải là suy nghĩ đúng đắn. Nếu như chúng ta hiểu được lý do thì sẽ thấy ý nghĩa sống độc thân là một sự lựa chọn cao cả và đầy đức hi sinh.
Lý do thứ nhất: Họ đã từng trải qua hoặc chứng kiến sự thất bại hôn nhân của bản thân hay từ những người thân. Vì thế họ thiếu lòng tin với nhau trong xã hội bởi sự không chắc chắn về tình cảm.
Ngày càng nhiều các single mom trong xã hội, họ đã nhờ đến y khoa để giúp mình có con chứ cần có người đàn ông. Hoặc họ đã trải qua một đời chồng và không muốn bước thêm bước nữa, Bởi họ đã bị mất đi niềm tin vào người đàn ông và nghĩ rằng liệu người đàn ông tiếp theo trong đời mình có đủ yêu thương để chăm sóc và bảo vệ đứa con của mình không?
Chủ nghĩa độc thân này đang phổ biến nhất là ở các nước châu Âu như nước Mỹ chẳng hạn, có những người phụ nữ đưa ra những phong trào sống độc thân, không muốn lệ thuộc vào những người đàn ông nữa, họ muốn tự lập, sống cách ly với tất cả những người đàn ông làm phiền họ. Hàn Quốc cũng đang như vậy, những người phụ nữ trên 30 tuổi chưa lập gia đình là rất nhiều, họ chỉ đam mê nghề nghiệp và lý tưởng và họ nói rằng bản thân họ cũng có khả năng chăm sóc họ một cách rất tự do và hoàn hảo, không cần bất cứ một ai chăm sóc họ cả và họ là những người doanh nghiệp nổi tiếng.
Lý do thứ hai: Một số người không tự tin về bản thân mình do họ thấy mình có khiếm khuyết nào đó, không hòa nhập được với cộng đồng, không hòa nhập với tập thế, không hòa nhập được với người khác nên chấp nhận một mình, độc thân nhưng mà lại rất cô đơn.
Lý do thứ ba: Họ đam mê nghề nghiệp và có một hoài bão lớn.
Khi một người có niềm đam mê về sự nghiệp họ sẽ dành sự tập trung vào nó và đối với vấn đề tình cảm, có hay không không là vấn đề quan trọng.
Cũng như Isaac Newton, ông là một nhà bác học đại tài của nhân loại cho đến cuối đời ông vẫn không lập gia đình. Ông đã kể lại trong cuộc đời thời gian khoảng 17 – 18 tuổi, ông có yêu một người con gái nhưng trong quá trình đó ông quá vụng về, không biết cách để diễn đạt về tình cảm của mình và cuối cùng ông với người đó chia tay. Đây là mối tình đầu tiên cũng là mối tình cuối cùng để sau này cuộc đời của ông dường như ông gắn liền với khoa học, ông cống hiến hết cho khoa học và nghiên cứu tất cả mọi điều cho đến trọn cuộc đời của mình.
Lý do thứ tư: Họ có lý tưởng sống phụng sự cho nhân loại, chấp nhận hi sinh cái riêng của mình để vì lợi ích cho cộng đồng.
Chẳng hạn như những người làm nghề quá mạo hiểm như người làm chính trị chẳng hạn, điển hình là thời gian Việt Nam chiến tranh họ ít có ý định muốn lập gia đình vì họ biết rằng nghề nghiệp của họ mạo hiểm, nếu họ yêu một ai hoặc họ kết thân với một ai, lỡ điều gì sẽ làm khổ cho những người đó.
Hay đó là những nhà tu hay là những nhà lãnh đạo tinh thần. Những người này muốn tìm ra một con đường độc thân để không bị ràng buộc trong ái tình, không bị nhiễm ô và không muốn tiếp tục những sự cột trói từ đời này, đời khác nữa và họ muốn hy sinh cho nhân loại vì cuộc đời. Họ là những người có cuộc sống thanh khiết, vị tha vô ngã và chỉ có chọn cuộc sống độc thân mới có thể thực hiện lý tưởng này. Vì sao?
Nếu chúng ta đã từng xem phim Bao Thanh Niên sẽ thấy rằng những vị quan vốn rất thanh liêm nhưng vì sự ràng buộc của vợ con đau ốm, thiếu thốn nên khiến họ bất chấp làm những việc sai trái một cách bất đắc dĩ. Cho nên nếu phụng sự cho nhân loại, nếu cảm thấy rằng cuộc đời này muốn dấng thân vào Phật pháp mà sống cho trọn vẹn thì dĩ nhiên những người không có gia đình mới có thể làm được điều này.
Cũng như Đức Phật chúng ta là một người có gia đình và có tất cả quyền lực, hạnh phúc trong tay, nhưng vì sao Ngài lại từ bỏ tất cả để trở thành một người không nhà, khất thực để sống qua ngày? Bởi một khi đã chọn con đường cứu độ nhân loại thì sự liên hệ với gia đình là một sự cản trở lớn vì khi con người có cái riêng thì sẽ có tâm lý giữ gìn, từ đó họ sẽ không thể sống được cuộc đời vị tha, vô ngã được. Cho nên có một câu danh ngôn là “Ai không yêu người đó bước lên thiên đường một nửa”
Một người chủ động chọn đời sống độc thân nghĩa là họ có bản lĩnh và đức hi sinh lớn. Bởi khi một ai đó không quen hay là không đủ bản lĩnh hay là không có một tâm nguyện hay là không có một lý tưởng thì chúng ta sống độc thân chúng ta bị đầu tiên nhất là cô đơn chi phối.
Vì cô đơn cho nên họ dễ bực bội , dễ chán nản , dễ tiêu cực và ít khi nào có một tâm miệt mài phấn đấu. Những người này thương chưa tu tập, chưa biết rằng cảm giác hỷ lạc, hạnh phúc và an lạc của đời sống độc thân, không bị ràng buộc như thế nào. Bởi vì người này chỉ hoàn toàn thuần là tâm lý khi họ là người thế tục, họ nhìn thấy bao nhiêu người thế tục như vậy và tự so sánh với chính bản thân mình.
Nhưng những người có một tâm niệm hy sinh vì người thương, vì đồng loại thì người này chọn một đời sống độc thân, nó cao thượng và tuyệt vời lắm. Đây là ý nghĩa sống độc thân mà chúng ta phải hiểu. Những người này luôn có một đời sống rất là minh triết và một trí tuệ minh mẫn, không bao giờ muốn bị ràng buộc bởi những điều này để làm trở ngại cho mục đích mà mình đang thực hiện trong cuộc đời của mình. Đó gọi là độc thân tích cực.
Tuyệt vời hơn nữa là khi con người ta không bị cột trói trong đời sống cá nhân, của một phạm vi, của một lứa đôi, của một tập thể nho nhỏ, tức là của riêng thì người ta sẽ tập cho mình một đời sống giải phóng đi tính ích kỷ, nhất là trong tình cảm.
Thích Phước Tiến