Dưới đây chính là bản đồ mô tả lại quãng đường, hành trình mà Pháp Sư Huyền Trang từ Đông Thổ Đại Đường sang Tây Trúc (Ấn Độ ) học tập và nghiên cứu Phật pháp.
Nhắc đến ngài Đường Huyền Trang, hay còn gọi là Đường Tam Tạng ( vì làu thông 3 tạng kinh, luật, luận ) cũng còn gọi là Đường Tăng ( trong Tây Du Ký)
Ngài tên thật là Trần Huy có sách ghi là ( Trần Vỹ) sinh vào khoảng năm 603 tại Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc.
Vốn là người thông minh, am tường văn chương và thâm nhập Phật Pháp.
Năm 618 trước sự tiêu vong của nhà Tuỳ, nhà Đường lên ngôi. Đây là thời kỳ huy hoàng của Phật Giáo Trung Hoa và vị Vua thời đó rất ủng hộ Phật Pháp. Chính đó đã tạo điều kiện cho Đường Huyền Trang tìm cầu các bậc cao Tăng thời bấy giờ để học Phật Pháp… nhưng sau khi tham cầu các nơi ở Trung Hoa ngài cũng không giải quyết được mối nghi trong lòng mình, vậy là Ngài quyết định sang đất Phật ( Ấn Độ ) để tìm về tận chân lý và giúp ngài giải nghi.
năm 25 tuổi với khát vọng tìm cầu chân lý, một mình băng trường vạn dặm từ Trường An (TQ) tới Ấn Độ xa xăm Huyền bí. Ngài được đích thân Vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) được mệnh danh là bậc quân vương tới đưa tiễn ngài lên đường.
Quá trình ngài du học tại Ấn Độ hết 17 năm, 2 năm để đi và 2 năm để về, 13 năm để học và nghiên cứu. Ngài đã đi qua hàng vạn dặm đường, thông qua 128 quốc gia lớn nhỏ, gặp vô số các khó khăn,tai nạn, thử thách về điều kiện, thời tiết,… nhưng Ngài vẫn quyết chí tu hành, khát vọng, hoài bão.
Trong 13 năm ở Ấn Độ ngài tới hầu hết các nơi di tích, thăm viếng các bậc cao Tăng,… và lưu trú lại tại chùa Nananda do ngài Giới Hiền làm trụ trì. Hầu hết tất cả kinh sách các trường phái lớn nhỏ đều được lưu giữ tại đây: Đại Thừa, Nguyên Thuỷ, Vệ Đà, sách thuốc, thiên văn, địa lý,…
Năm 42 tuổi ngài trở Đông Thổ Đại Đường, bắt tay vào công cuộc phiên dịch kinh điển ( 19 năm )
Có thể thấy cuộc đời ngài Đường Huyền Trang là một cuộc đời lịch sử, “ Huyền Trang là bậc công thần số một của Phật Giáo Trung Quốc “ như Lương Khải Siêu đã nói
Ra đi lúc Xuân xanh 25 tuổi, 17 năm cầu học nơi đất Ấn, lúc trở tuổi đã xế chiều 42 tuổi, lại tiếp tục dịch kinh 19 năm cho tới lúc viên tịch. Cả cuộc đời ngài dành cho Phật Pháp, chúng sinh.
Ngài đã để lại Bộ Đại Đường Tây Vực Ký gồm 12 quyển ( ghi chép về lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán của 128 nước ngài đã đi qua ) chính bộ Đại Đường Tây Vực Ký này đã giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu.
Về kinh điển ngài đã dịch 75 bộ kinh gồm 1335 quyển từ Phạn sang Hán. Làm lên một thời huy hoàng về Phật Giáo Trung Hoa, đóng góp vào nền văn minh đồ sộ của đất nước triệu dân này.
Cuộc đời ngài đáng để chúng ta học tập, noi theo.
Ngài xứng đáng là một nhà học giả, nhà chiêm bái, nhà thuyết giáo, nhà văn hoá lỗi lạc của nền văn hoá Trung Hoa suốt hơn 5000 năm lịch sử.
Chúng con xin đê đầu đảnh lễ ngài, cùng tất cả chư vị Thánh Tăng, quá khứ, hiện tại, vị lai đã, đang và sẽ hoằng dương Phật Pháp.
Trải suốt bao triều: Tấn, Tống, Lương
Cao Tăng cầu pháp, biệt quê hương
Trăm đi, chưa được mười quay lại
Gian khổ,hậu lai mấy kẻ tường
Thăm thẳm đường xa, thân rét buốt
Mịt mù cát nóng, sức khôn đương
Hậu hiền chưa tỏ cao Tăng ý
Hời hợt xem kinh như sách thường!
-Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh-