Dương Kiệt sống vào đời Tống, người ở châu Vô Vi, hiệu Vô Vi Tử. Lúc trẻ đã thi đỗ, làm quan đến chức Thượng thư chủ khách lang coi về hình ngục ở Lưỡng Chiết. Ông rất tôn sùng Phật pháp, tỏ ngộ thiền tông. Ông nói: “Căn cơ của chúng sinh có cao thấp, chỉ có pháp môn Tịnh độ Tây phương là dễ hiểu dễ tu, chỉ cần nhất tâm quán niệm thâu nhiếp vọng tâm và nương vào nguyện lực của Phật thì nhất định sẽ vãng sinh nước An Dưỡng”. Ông từng viết bài tựa Thiên Thai thập nghi luận và A-di bảo các kí, An Dưỡng tam thậptán,Tịnh độ quyết nghitập để hoằng truyền giáo quán Tây phương, dìu dắt chúng sinh đời sau. Đến lúc tuổi già, ông vẽ tôn tượng Phật A-di-đà cao một trượng sáu để quán tưởng. Đến ngày sắp mạng chung, Phật A-di-đà đến rước, ông ngồi ngay thẳng mà qua đời. Ông có nói bài tụng:
Sống cũng không có gì để lưu luyến,
Chết cũng không có gì để buông bỏ,
Chi, hồ, giả, dã trong hư không mênh mông,
Đem cái lầm đến với cái lầm Tây phương Cực Lạc.
Ghi chú:
Đọc bài tụng của Vô Vi Tử, có người cho rằng: “Vô Vi Tử tham thiền thấy được chân tính mà lại lấy cõi Tịnh độ làm chỗ quay về”. Đến ngay một lời nói “Đem cái lầm đến với cái lầm” hàm chứa không ít ý nghĩa.Than ôi! Đâu có được các bậc tài ba ở nhân gian đều đạt đến cái lầm này!