Thời Lương Võ Đế có vị tăng Khạp-Đầu-Sư, tinh thông tam tạng, giới luật tinh nghiêm. Võ Đế mộ danh, một hôm sai sứ giả đi triệu về kinh thuyết pháp.
Khi Sư đến, Võ Đế đang đánh cờ với một vị đại thần, đương gặp cờ của đối phương ở trong thế bí, Võ Đế nổi hứng lớn tiếng la lên: “Ta giết ngươi đây”. Sứ giả hiểu lầm, cho rằng Võ Đế ra lệnh giết Khạp-Đầu-Sư, nên dắt sư ra pháp trường xử trảm. Khi Võ Đế đánh xong bàn cờ, cho triệu Khạp-Đầu-Sư vào thì sứ giả tâu rằng: “Đã phụng mệnh của Bệ-hạ chém đầu của sư rồi”. Lương Võ Đế than khóc: “Trẩm đã hại sư rồi, trẩm đã hại sư rồi”. Khóc xong, Võ Đế lại hỏi: “Trước khi chết, sư có nó lời gì chăng?”. Sứ giả đáp: Sư có nói: “Bần-tăng vô tội, chỉ vì ba kiếp trước, khi còn là sa di, vì sơ ý cuốc chết một con giun, con giun này là tiền thân ba kiếp của bệ-hạ, nên kiếp này bị bệ hạ giết”.
Vô ý giết một con giun mà còn gặp quả báo như thế, huống chi giết lầm người. Những người cầm cán cân pháp luật (luật sư, thẩm phán, quan tòa…) phải chăng nên thận trọng trong việc xét án?
Hựu uổng sát nhân giả, thị dịch đao binh nhi tương sát dã.Thích nghĩa: Nếu như giết người chết oan, thì gặp nạn đao binh, tương sát lẫn nhau mà chết.
Chú giải: “Uổng sát” là không cố ý, tức là sơ ý giết người. Như người hành nghề y dược chẩn bệnh không đúng, bốc lầm thuốc làm cho bệnh nhân bị chết, người hành nghề địa-lý vì học nghề chưa tinh, đào mả dời huyệt không đúng cách, làm cho gia đình thân chủ có người bị chết, hay quan tòa không cẩn thận kết án sai lầm làm cho người mắc tội chết oan… đều thuộc uổng sát. Phương pháp tuy khác nhau, nhưng đều hại người chết oan. Đã hại chết người thì hình họa sẽ theo sau. Những người chết vì lạc đạn, hay vô cớ bị người chém giết, kiếp trước là người đã từng hại người chết oan.