Trong thực dưỡng thì nấm không được ưa chuộng vì tính âm của nó và hơn nữa tìm đc nguồn nấm sạch hiện tại khá khó, qua đây em muốn chia sẻ đến mọi người trên khía cạnh ăn chay để khi dùng nấm trong chế biến đúng cách
Dù rất bổ dưỡng và giúp nâng cao sức khỏe nếu dùng lượng hợp lý, nhưng nếu các bạn không sử dụng đúng cách thì sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng dinh dưỡng đáng có và đôi khi còn gây hại đến cơ thế chúng ta.
Dưới đây là những thứ không nên đi cùng với nấm trong chế biến hoặc ăn uống:
Không để nấm tươi cùng mâm với các loại thịt lạnh, rau lạnh. Tốt nhất bạn nên chế biến nóng hổi vừa thổi vừa ăn là an toàn nhất.
Ăn nấm thì hạn chế uống các loại đồ uống lạnh (có đá/lắc xê) vì những ai đường ruột yếu sẽ dễ được bác Tào Tháo triệu tập.
Ăn nấm thì không nên dùng chung với rượu vì sẽ dễ xảy ra nguy cơ ngộ độc rượu cao do sự tích tụ quá cao của lượng Aldehyde trong máu. Thông thường, các nạn nhân sẽ thường cảm thấy mặt nóng bừng, đau đầu, buồn nôn, ngực như trống đánh và thậm chí là khó thở.
Nấm và các món ốc đều mang tính hàn, thế nên 2 đứa nó không thể chơi cùng với nhau được các bạn ạ.
Nấm Mèo Đen (Mộc Nhĩ) bị kỵ củ cải, do củ cải có chứa nhiều Enzyme, còn Nấm Mèo Đen có chứa nhiều hoạt chất sinh học. 2 món này ăn chung với nhau sẽ dễ dẫn đến viêm da.
Nấm Mèo tươi có chứa chất nhạy cảm ánh sáng như Morpholine, chỉ nên dùng ở dạng khô, ngâm nước lạnh khi sử dụng. Nếu bạn ăn luôn Nấm Mèo tươi hoặc ngâm Nấm Mèo với nước nóng thì bạn có thể bị ngứa ngáy, phù nề,… khi tiếp xúc với ánh sáng.
Nấm Mèo Đen cũng không thể ăn cùng với hột vịt và đồ biển nhen các bạn.
Nấm Ngân Nhĩ (Mộc Nhĩ Trắng) bạn cũng không nên ăn cùng với đồ biển (hải sản).
Nấm Rơm chỉ tốt khi bạn sử dụng nấm búp còn tươi, thịt còn dai. Bạn không nên ăn khi nấm đã nở to và để lâu ngày trong tủ lạnh, lúc này màu nấm sẽ bị đen và ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.
** Chế biến nấm nên kết hợp cùng các thực phẩm tính dương cao như: Miso, Tamari, Củ cà rốt, …