Hoa Ưu Đàm được biết đến như một loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành trong đạo Phật. Sự thật liệu có phải hoa đến 3000 năm mới nở một lần hay không? Trong Phật giáo cũng thể hiện nhiều lý giải và ý nghĩa thật sự về loài hoa này.
Truyền thuyết huyền diệu
Theo truyền thuyết, hoa Ưu Đàm mọc ở chốn hư không. Thân hoa mỏng manh như sợi tơ. Nhẹ như mưa bụi. Bông hoa nhỏ li ti, hình dáng như những chiếc chuông. Hoa thường chỉ có hai cánh.
Nhiều người kể lại rằng khi hoa nở, nhụy hoa tỏa ra một mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng. Hoa có màu trắng tinh khôi. Mang đến cảm giác trong sáng, thuần khiết, không vẩn đục. Chính vì thế, hoa tượng trưng như một biểu tượng của Phật giáo. Biểu hiện cho sự thanh cao, không vướng bụi trần.
Hoa Ưu Đàm được xác nhận có tồn tại. Hoa được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam…Nhiều người tin rằng loài hoa này khi nở sẽ là báo hiệu Pháp Luân Thánh Vương xuất hiện ở nhân gian.
Tên gọi trong tiếng Phạn là Udumbara. Ở những nơi khác, còn có những tên gọi khác nhau như: Ô-đàm, Ô đàm bát la, Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm bát la, Uất đàm hoặc Đàm hoa. Theo khoa học, có tên gọi là Ficus racemosa, thuộc họ Dâu tằm.
Sự thật rằng Hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở?
Hiện có rất nhiều thuyết nói về loài hoa này. Có người cho rằng đó là một loại nấm, có thể mọc trên các loại chất liệu khác nhau. Ví dụ như gỗ, kính, kim loại…Loại hoa rất nhỏ chỉ khoảng 1 cm. Hiện tượng được phát hiện sớm nhất ở Hàn Quốc vào tháng 7/1997. Người ta phát hiện 24 bông hoa nở trước ngực bức tượng Phật Như Lai.
Vào lúc đó, người dân cho rằng đó chính là loài hoa trong truyền thuyết 3000 năm mới nở một lần. Sự kiện khiến nhiều người tò mò và tìm đến để chứng kiến điều kì diệu. Sau đó, nhiều người đã bắt đầu quan tâm và tìm hiểu về loài hoa này.
Tuy nhiên, có thể khẳng định loài hoa nhỏ này thật sự không phải là loại cây Ưu Đàm trong kinh Phật. Trong “Ưu đàm Bà Na kinh”, loài cây này có quả, quả chín còn có thể ăn được, vị ngọt. Ngoài ra, trong “Trường a hàm kinh” có nói là một loại cây phát triển mạnh mẽ, có thể che mát con người.
Tuy chưa xác định được hình dáng của hoa Ưu Đàm chính xác là như thế nào. Thế nhưng nhiều người vẫn tin vào truyền thuyết và nghĩ đây là một loài hoa có thật. Dù gì đi nữa, hoa Ưu Đàm vẫn được xem là một điềm tốt lành, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Đây là Thiên hoa. Tức là hoa của trời được ban xuống trần gian.
Ý nghĩa của Hoa Ưu Đàm trong Phật giáo
Hoa Ưu Đàm là một trong bốn loài hoa đem lại may mắn. Còn gọi là “tứ đại cát hoa” trong Phật giáo. Loại hoa mang ý nghĩa giúp che mưa che nắng cho vị Phật. Ưu Đàm có vị thế ngang với cây bồ đề của nhà Phật. Loài hoa thường xuất hiện ở Kinh Phật.
Cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc hoa có thật sự có thật hay không. Và nếu có hoa sẽ đến 3000 năm mới nở? Tuy chưa thể xác định chính xác, loài hoa trở thành một biểu tượng quen thuộc và tượng trưng cho may mắn, tốt lành. Vì vậy nên tạm kết luận đây là một loài hoa lạ. Đồng thời, cũng chính là một hình tượng đặc trưng, tốt đẹp trong kinh Phật và cuộc sống của con người.
Được gắn thẻ Hoa Ưu Đàm, tứ đại cát hoa