Đạo Phật

Tứ đại trọng ân trong Phật giáo

Tứ đại trọng ân trong Phật giáo

Phật giáo đã dạy rằng: chúng ta có thể phát triển lòng biết ơn đối với mọi thứ tốt và xấu bằng cách nghiên cứu bản chất liên kết của cuộc sống.

“Chúng ta hãy biến một cuộc sống oán giận thành một cuộc sống biết ơn”. Đây là giáo lý chính mà tôi nhớ được từ công tác thanh thiếu niên Phật giáo Won Buddhist tại Hàn Quốc. Khi mới học giáo lý này, tôi còn là một thiếu niên, tôi được bảo phải tìm thấy lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày và sống với ý thức biết ơn. Tôi sớm nhận ra rằng mình dễ dàng trở nên bực bội và khó chịu đến mức nào. Lòng biết ơn đã giúp tôi chuyển hướng sự chú ý của mình từ phàn nàn sang đánh giá cao.

Sau một vài năm thực tập, tôi đã có thể tìm thấy nhiều sự biết ơn hơn trong cuộc sống, điều này mang lại cho tôi nhiều niềm vui và sự thỏa mãn hơn. Tôi có thể trải nghiệm và đánh giá cao những gì ở đây thay vì cảm thấy thiếu những gì không có ở đây. Tuy nhiên, từ sâu thẳm tôi cảm thấy có gì đó không ổn. Tôi nhận ra rằng tôi chủ yếu biết ơn những điều tốt đẹp cho tôi và cho những người ủng hộ tôi. Lòng biết ơn của tôi bị hạn chế trong tự tâm. Muốn vượt qua điều này, tôi bắt đầu xem lại giáo lý của Tứ đại trọng ân – một thực hành thiết yếu trong Phật giáo – nuôi dưỡng lòng biết ơn chân chính.

Trong Phật giáo, nguồn gốc phụ thuộc lẫn nhau là quy luật nhân duyên, nhân quả. Theo khái niệm cơ bản này, mọi thứ là một phần của một mạng lưới kết nối, tùy thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện không giới hạn trải qua một quá trình biến đổi liên tục. Nói cách khác, không có gì tồn tại dưới dạng độc lập, vĩnh viễn hoặc cố định. Điều này được gọi là vô thường hoặc tính không của thực tế. Tất cả các giáo Pháp đều dựa trên và dẫn chúng ta đến một nhận thức về bản chất phụ thuộc lẫn nhau và trống không này của thực tế. Điều này khiến chúng ta nhận ra rằng tất cả các hiện tượng được đan kết với nhau cho phép chúng ta sống một cuộc sống với trí tuệ vô hạn, niềm vui và lòng trắc ẩn cho tất cả mọi người.

Giáo lý của Tứ ân giúp chúng ta nhận ra mọi thứ  đều nuôi dưỡng và hỗ trợ chúng ta.

Sotaesan là người sáng lập ra Won Buddhist. Định nghĩa của ông về từ “ân” (EunHye trong tiếng Hàn) mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau và sự kết nối của mọi thứ trên thế giới. Để hiểu điều này, Sotaesan yêu cầu chúng tôi nhìn nhận cuộc sống mà không có mối quan hệ giữa chúng tôi với người khác.

Ví dụ, hãy nghĩ về một ly nước. Trước khi chúng ta có nước uống, chúng ta phải lấy nước từ vòi và rót vào cốc. Vòi nước được gắn với một đường ống, đường ống này lại gắn với nhiều đường ống khác được nối vào bể nước. Vô số người đã làm việc để hoàn thiện hệ thống cung cấp nước này. Ngoài tất cả những thứ này, còn có chính cái ly mà chúng ta dùng để đựng nước. Những người khác nhau đã phải thiết kế, sản xuất, giao hàng và bán chiếc ly này. Vô số nguyên nhân và điều kiện kết hợp với nhau chỉ để cho phép chúng ta uống một cốc nước.

Điều này cũng đúng với thực phẩm chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc, nhà chúng ta ở và tất cả các hàng hóa và dịch vụ chúng ta sử dụng hàng ngày. Sotaesan nhận ra và hiểu rằng mạng lưới kết nối này là vô tận. Nếu có một mối quan hệ trong đó chúng ta có thể sống mà không có mối quan hệ khác – ông ấy nói – vậy thì đâu có trọng ân nào lớn hơn thế?

Trong Phật giáo, trọng ân không phải là thứ mà chúng ta nhận được từ thần linh hay một số thế lực cao hơn. Trọng ân đến từ việc nhận ra và đánh giá cao những mối quan hệ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Quan điểm của Sotaesan là: chúng ta không chỉ có liên quan với nhau, sự tồn tại cá nhân của mỗi chúng ta còn là mang ơn nhau. Nhận thức về sự kết nối và mắc nợ này cho phép chúng ta sống hiểu biết hơn, có trách nhiệm và vị tha hơn.
Để giúp những người tại Won Buddhist suy tưởng mạng lưới kết nối này, Sotaesan đã tạo ra một danh sách gọi là Tứ đại trọng ân. Danh sách này gói gọn mọi khía cạnh liên kết trong cuộc sống của chúng ta. Nói cách khác, nó tổng hợp tất cả mọi thứ xứng đáng với lòng biết ơn.

Ân điển của Trời và Đất: không khí, mặt đất, mặt trời, mặt trăng, gió, mây, mưa, sương…

Ân điển của cha mẹ: cha mẹ và những người nuôi dưỡng, bảo vệ và giáo dục chúng ta.

Ân chúng sinh: tất cả chúng sinh, bao gồm cả động vật và thực vật.

Ân quốc gia, xã hội: các quy định và luật pháp mang lại sự hài hòa và công bằng cho các cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới

Giáo lý Tứ đại trọng ân giúp chúng ta nhận ra rằng mọi thứ đều nuôi dưỡng và hỗ trợ chúng ta. Khi còn là thiếu niên, tôi chỉ coi một mối quan hệ thuận lợi là trọng ân và từ chối mọi thứ khác. Vì cuộc sống của mình phải trải qua cả thời điểm tốt và thời điểm xấu, nên chúng ta thường có xu hướng cần những mối quan hệ có lợi cho chúng ta. Bằng cách nuôi dưỡng lòng biết ơn vô điều kiện, tôi đã phát triển để tôn trọng nguồn gốc phụ thuộc lẫn nhau. Tôi đã học được cách nhận ra sự khác biệt giữa lòng biết ơn của riêng tôi đối với những gì tốt cho tôi. “Tứ đại trọng ân là tất cả mọi thứ trong vũ trụ”- Sotaesan nói. “Không có gì trong vô số những điều trên trời và dưới đất hay cõi pháp trong hư không không phải là Phật. Do đó, bất kể thời gian và địa điểm, chúng ta không bao giờ được phép lơ là để duy trì trạng thái tâm tôn trọng và nên phải đối xử với mọi thứ cùng một tâm trí trong sạch và thái độ trân trọng mà chúng ta dành cho Đức Phật đáng kính”

Bằng cách này, Tứ đại trọng ân khiến chúng ta biến một cuộc sống oán hận thành một cuộc sống biết ơn.

Về Doyeon Park: Cô là cố vấn Tôn giáo tại Đại học Columbia và là giáo sĩ Phật giáo tại Đại học New York.

Doyeon Park
Trịnh Cẩm Thơ biên dịch theo Lion’s road
vuonhoaphatgiao.com

Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *