Tôi là học trò của Thầy Lương Ngọc Huỳnh. Chớm mùa đông 2013, đêm tối, gió lùa heo hút vào từng ngõ ngách nhỏ khu phố cổ Hà Nội.
Thầy tôi vô tình gặp một người ăn xin. Người phụ nữ chạc 60 tuổi, khắc khổ, rách rưới và tuyệt vọng, chìa tay ra xin chút tiền bố thí.
Thầy dừng chân, ngồi xuống bên cạnh:
– Tôi có thể cho chị 1, 2 triệu. Nhưng chẳng mấy chốc chị sẽ tiêu hết, và sớm quay lại đây ăn xin. Mỗi ngày chị nhận Bố Thí của hàng Chục Người, thì một năm chị Nợ Hàng Ngàn Vạn Người. Chị nợ người ta cái Ân Tình. Mà Nợ thì phải Trả. Hằng muôn kiếp nữa, đến bao giờ mới Trả Hết Được Nghiệp Kiếp Này đây?
Người phụ nữ xấu hổ trong chốc lát, nhưng tâm trí chợt như bừng tỉnh. Thì ra, không phải cứ ngửa tay xin giúp đỡ, rồi sống hết kiếp này là được. Chị nói.
– Thầy ơi, tôi sai rồi. Nhưng tôi nghèo khổ quá. Tôi phải làm sao?
– Chị đừng đi ăn xin nữa. Hãy đến bệnh viện, xin dọn dẹp, giúp đỡ, Không Công. Không được Xin ai bất kì điều gì. Họ tự Cho thì mình mới được Nhận. Sẽ không ai để chị phải chết đói đâu. Cũng hãy thường xuyên đến những nơi linh thiêng để Sám Hối, Nguyện Cầu. Đâu cũng được. Đền, chùa, miếu, mạo, nhà thờ. Miễn là tâm mình thật sự mong cầu, nghiệp kiếp này sẽ được giảm trừ.
– Vâng, con xin cảm ơn Thầy. Từ mai, con không đi ăn xin nữa. Con muốn làm người lao động, đàng hoàng.
Trước khi rời đi, thầy tôi có cho người phụ nữ số tiền 2tr. Sau này, mỗi lần về qua phố cổ Hà Nội, thầy tôi ko còn thấy bóng dáng của người phụ nữ ăn xin ngày ấy nữa.
Quý bạn ạ, cho đi chưa chắc đã là thiện lành. Có đôi khi vô tình là nghiệp. Nghiệp của mình là mất số tiền cho đi. Nghiệp của người là họ phải nợ mình. Cho họ một cơ hội làm lại cuộc đời, tốt lên hơn, đấy mới là thiện phúc trăm năm.
Quý bạn hãy chia sẻ bài viết này, để những người quanh ta hiểu, và giúp đỡ thêm nhiều cuộc đời khác. Kiến thức cho đi là còn mãi. Chia sẻ kiến thức tốt – cũng là một điều thiện lành – như các bậc giác giả vẫn thường làm!
Nguồn : Sưu tầm – Phật Học Đời Sống