Văn hóa xã hội

Một số dấu hiệu của người khiêm hạ

12 Hạnh nguyện của Đức Phật Thích Ca
– Lời nói nhã nhặn, hiền lành, có xưng hô, có đầu có đuôi khi giao thiệp dù là trên comment. Không đùa cợt, không khiến cho người khác thấy mình hơn họ hay khó chịu khi mình mở miệng.
– Thái độ tôn trọng, giúp đỡ, ân cần với mọi người rất cụ thể.
– Tâm lúc nào cũng tác ý yêu thương, bao dung, tôn trọng, nhìn ra cái hay của người khác.
– Ngày ngày luôn xét lại hành vi, tâm niệm của mình để cải thiện dần.
– Nếu nghiêm khắc dạy răn thì không gắt gỏng, mỉa mai, bêu xấu. Nếu cần bày tỏ tình cảm thân thiết thì không ướt át, bi lụy.
– Lúc nào cũng thấy mình nhỏ bé như cát bụi. Lúc nào cũng thấy cái mình đạt được là trách nhiệm.
– Luôn hướng về điều hoàn hảo hơn, tuyệt đối hơn nhưng thực tế hoàn thiện từng chút nhỏ.
– Rất trung thành.
– Trước cái khổ thì nhận lỗi về mình, sám hối và hy vọng điều tích cực. Trước cái vui thì biết ơn, hạ mình và nỗ lực vì mọi người tiếp tục.
– Trong đời sống thì vui vẻ, siêng năng, tinh ý, tinh tế chứ không cứng ngắc, cố chấp gây khó chịu.
– Trong sự tu tập thì giữ gìn tâm rất kỹ, sám hối khi tâm xuất hiện điều sai, luôn mong ai cũng hơn mình, luôn an trú tâm theo lời Phật dạy.
– Lúc nào cũng là người lạc quan, tích cực mang đến năng lượng tốt cho mọi người.
– Sẳn sàng nghe góp ý, hạnh phúc khi sửa sai và bảo vệ danh dự cho mọi người quanh mình dù là người đã từng sai lầm, tội lỗi. Không bao giờ triệt đường tiến bộ của ai.
– Là người sống tự tin, hiền lành, chỉnh chu chứ không nhút nhát hoặc bê bối.
– Nếu cần nói đạo lý thì nói. Nếu không cần thì im lặng hành động. Tùy thuận chúng sinh linh động không cố chấp tiêu cực.
– Thích nâng người khác lên, thích hạ mình xuống. Luôn khéo léo dùng nhiều phương tiện để đưa người khác về với Đạo Lý.
– Khi nói về mình thì luôn khiêm tốn, khuyến thiện. Khi nói về người thì luôn tôn trọng, ca ngợi. Khi nhận định về điều tiêu cực thì luôn khoan dung.
– Thích đoàn kết, hàn gắn, chia sẻ với cộng đồng.
– Sống vì lợi ích, hạnh phúc của mọi người quanh mình.
– Rất biết chăm sóc bản thân để giữ gìn diện mạo, thân mạng, gia sản, công trình của mình mà lo cho chúng sinh. Nếu cần hy sinh cho đi khi chính đáng thì cái mạng này cũng sẵn sàng từ bỏ.
– Không chấp công.
– Biết nhận lấy cơ hội khi phải thời, biết nhường đi cơ hội đúng lúc, biết từ chối khi không cần.
– Lúc nào cũng sống thăng bằng, hài hòa.
– Giữ lòng tôn kính Phật, giữ tâm yêu thương chúng sinh và tác ý khiêm tốn rất chắc.
– Luôn hướng về mục tiêu Vô Ngã và tin sâu Nhân Quả.
– Khoảng cách giữa ta và người ngày một xóa nhòa.
– Tư duy rất trung đạo…
Giá trị của cái chén , cái tô là gì vậy ? Đó Chính là khoảng trống của nó ở bên trong. Nhờ có khoảng trống để dung chứa nên nó mới có giá trị.
Giá trị của người khiêm tốn là gì vậy ? Đó Chính là sự khiêm tốn ở bên trong. Nhờ có đức tình này mà người ta mới có thể tiếp thu thêm kiến thức, rèn luyện thêm kỹ năng, nhìn ra cái sai của mình để hoàn thiện mãi, chịu tinh tấn tu tập tiếp để hướng đến điều cực thiện.
Giá trị của vũ trụ là gì vậy ? Đó Chính là hư không. Nhờ có hư không nên mới dung chứa muôn thiên hà tuyệt đẹp bao la…
Thấy như rỗng không mà lại là có
Thấy như chẳng là gì mà lại là vĩ đại, cao siêu
Thấy như đâu còn chi mà lại là còn mãi
Thấy như là vô nghĩa mà ý nghĩa vô cùng.
St
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *