TT Thích Chân Quang, Văn hóa xã hội

Để không uổng phí một kiếp người – TT Thích Chân Quang

Để không uổng phí một kiếp người - chú chim nhỏ
Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua từ tuổi thơ cho đến tuổi trưởng thành, đến tuổi trung niên và đến tuổi già. Cả cuộc đời chúng ta chưa bao giờ hết áp lực đè nặng lên trong lòng mình, tâm mình chưa bao giờ bình yên được hết.
Cứ thế, trong vô lượng kiếp, ta cứ sinh ra trong cuộc đời này, sống lớn lên theo cái nghiệp của mình, có người giàu sang vinh quang, có người nghèo hèn khổ sở… rồi ai cũng chết. Chết rồi, theo cái nhân quả của mình lại đầu thai qua kiếp khác. Ai hiểu được điều này thì thấy rằng: Ta đừng khờ dại, sống vô tư, sống cạn cợt trong từng giây phút của cuộc sống, bởi vì từng giây phút trong cuộc sống đều là cơ hội để chúng ta đi qua kiếp người này xứng đáng, tốt đẹp hơn. Chúng ta tiến lên chứ không phải để thả trôi, thậm chí có khi bị tụt xuống.
Chúng ta chỉ hạnh phúc khi trước ngày nhắm mắt, ta thấy rõ ràng cả một cuộc đời mình biết tu dưỡng, biết cống hiến. Như vậy ta đã tiến lên thêm một nấc thang trên sự tiến hóa của vũ trụ. Câu nói “Nấc thang trên sự tiến hóa của vũ trụ – không có nghĩa là ta biến thành một loại người khác, mà chính cá nhân của chúng ta, ta tiến trên bốn điều:
– Một là đạo đức ta tốt hơn lúc ta mới ra đời. Phải làm sao khi ta già rồi tất cả mọi người nhìn ta phải cực kỳ kính trọng vì nhân cách, phẩm hạnh, đạo đức của mình. Đó điều thứ nhất ta phải tiến bộ khi đi qua kiếp người vất vả này.
– Thứ hai là trí tuệ ta cao hơn, tức những hiểu biết, những cái nhìn của ta đối với con người, đối với thế giới này phải mở rộng ra, phải thấu suốt hơn chứ không phải non cạn như là lúc ta còn trẻ được nữa.
– Thứ ba là công đức ta gây tạo được nhiều hơn, tức là khi ta nhìn lại mình thì rõ ràng trong một kiếp sống vừa qua, ta đã cống hiến rất nhiều cho cuộc đời, ta đóng góp hết mình và cả những điều không phải trách nhiệm của ta, ta vẫn làm hay vận động mọi người cùng làm.
– Thứ tư là cảnh giới tâm linh ta đạt được sẽ cao hơn. Chiều cao của vũ trụ này được đo bằng tâm linh chứ không phải đo bằng những cái vật chất. Cứ một ngày đi qua, cứ một kiếp sống đi qua, cái cõi giới tâm linh ta chứng đạt được phải cao dần… cao dần lên.
Mục tiêu của đạo Phật, của Đức Phật dạy ta là phải đạt được sự tuyệt đối tột cùng của tâm linh. Đó gọi là chứng ngộ, gọi là niết bàn, là giải thoát. Nhân đây, Thượng toạ lý giải “Sự chứng ngộ tuyệt cùng tuyệt đối trong tâm linh” là thế nào.
Sau cùng, Thượng tọa cũng nói qua Thiền đem lại sự chứng ngộ tâm linh ra sao nhằm giúp mọi người phải phấn đấu, tích lũy, rèn luyện để không uổng phí khi đi qua một kiếp người.
(Trích Bài Pháp thoại của Sư Phụ TT.Thích Chân Quang tại chùa Viên Quang nhân đại lễ cầu Quốc Thái Dân An đầu năm 2016)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *