TT Thích Chân Quang

Trong việc làm ăn kinh doanh

Phước báu Niệm Phật
Một người có phước lớn thì sẽ làm giàu được bằng con đường trực tiếp, nghĩa là họ cứ bỏ tiền ra gây vốn làm ăn là từ từ phát đạt. Còn người ít phước thì đừng bao giờ nghĩ đến việc làm lớn để giàu nhanh, vì sẽ đổ nợ ngay, có khi còn mất nhà rồi ở tù luôn. Biết mình ít phước thì phải làm ăn nhỏ, làm phước dần dần, đi lên từ từ, đó là con đường gián tiếp.
Có một điều mà tất cả chúng ta nên biết đó là: Muốn làm giàu thì phải lo làm phước chứ không phải lo làm ăn.
Trên đời này, chúng ta thấy không ít người làm ăn thất bại phải bán nhà bỏ xứ đi lang thang cù bơ cù bất, hoặc phải vào tù… tất cả chỉ vì tham vọng muốn làm giàu một cách nhanh chóng mà không biết phước mình có đủ lớn hay không. Vì người phước nhỏ mà chọn cách làm ăn lớn thì chắc chắn phải vay mượn, cầm cố tài sản để lấy vốn cho lẹ, tức là đi con đường trực tiếp thì cuối cùng đều gãy đổ hết.
Cái khôn ngoan ở đây là ta phải biết lường cái phước của mình mà làm ăn. Nhưng ai biết là mình có bao nhiêu phước? Hầu hết chúng ta đều không có cái phước vượt trội nên chắc ăn nhất là cử đi theo con đường gián tiếp: vừa làm ăn theo khả năng mình có, vừa tiếp tục tạo phước thêm.
Nghĩa là, mình làm trong điều kiện cho phép rồi đều đặn trích một phần thu nhập ra để làm phước, chỉ chút chút vậy thôi mà từ từ phước lớn dần lên, tài sản cũng sẽ theo đó mà nảy nở. Đến khi có khả năng tài chính vững chắc, ổn định rồi thì bắt đầu tính đến chuyện làm ăn lớn hơn. Lúc đó khả năng thành công sẽ rất cao, vì mình có nền tảng công đức hỗ trợ rồi. Nghe thì xa nhưng chỉ mất khoảng năm, mười năm thôi là mình sẽ trở thành người khá giả, rồi thêm mười năm nữa thành người giàu có luôn. Thời gian coi vậy chứ thấm thoắt qua rất nhanh.
Đặt trường hợp chúng ta đang là một người nghèo, bắt đầu bước vào làm ăn kinh doanh. Xuất phát từ những việc rất vừa phải, phù hợp với phước ban đầu của bản thân, mình không nôn nóng, cứ bình tĩnh vừa làm việc vừa tạo phước, từng chút từng chút một và cứ nghĩ là lâu lắm mới giàu. Nhưng cứ kiên trì suốt 5 năm là cuộc đời đã bắt đầu thay đổi, đã có chỗ đứng vững chắc. Nếu vẫn tiếp tục đi theo con đường chân chính đó, chịu khó làm việc, tạo phước, không dám hoang phí thì mười năm sau mình bắt đầu khá giả, hai mươi năm sau sẽ giàu có lên. Đi con đường gián tiếp chậm rãi như vậy mà thành công, chứ dừng ham giàu nhanh mà chọn con đường trực tiếp, đổ vốn làm ăn cho lớn rồi cuối cùng lại mất trắng không còn gì nữa.
(Trích trong sách TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT cuốn 3 bài TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP trang 309-310-311 do Tiến sĩ Luật học TT THÍCH CHÂN QUANG biên soạn)
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *