TT Thích Chân Quang, Văn hóa xã hội

Càng cực khổ gánh vác nhiều trách nhiệm thì cuộc đời ta càng tràn đầy hạnh phúc

Niệm Phật là một kỹ xảo tu hành vì không niệm Phật liền khởi vọng tưởng
Ví dụ, có một người sống sung sướng, trong một đời họ đi làm lo cho gia đình chỉ có năm năm. Những năm còn lại tự nhiên phước tới không phải đi làm nữa. Họ sống nhàn tới già luôn. Nếu người đó không biết đạo, họ sẽ nghĩ cuộc đời họ may mắn. Nhưng một ngày nào đó, năm sáu mươi lăm tuổi họ biết đạo, họ chống gậy đến chùa nghe giảng, rồi từ từ hiểu nhân quả, hiểu được lòng từ bi, hiểu được đạo lý cao siêu trong Phật Pháp. Bắt đầu họ thấy được cuộc đời họ không có ý nghĩa lắm. Họ buồn vì đã không đóng góp được nhiều mà chỉ có hưởng thụ.
Còn có người vất vả cả đời. Ví dụ, một người đến sáu mươi tuổi về hưu, mà người này bảy mươi tuổi vẫn còn làm được nhiều việc có lợi cho cuộc đời, cho gia đình, cho xã hội, cho xóm giềng, cho Phật Pháp. Người này sẽ vui vì cảm thấy cuộc sống mình có ý nghĩa. Đó là niềm vui tinh thần, chứ chúng ta chưa nói đến phước báu là về già được an vui sung sướng.
Nghĩa là khi chúng ta cực khổ, tận tụy lo cho người khác nhiều chừng nào, thì ta có cái tâm lý yên vui, mãn nguyện lúc chúng ta lớn tuổi nhiều chừng nấy. Còn nếu lúc trẻ chỉ hưởng thụ, không làm được gì nhiều cho cuộc đời, lúc già sẽ cảm thấy trống trải vô nghĩa, hụt hẫng, hoang mang, không có hướng đi… Đây là một tâm lý có thật.
Cho nên, chúng ta hãy sống xứng đáng trong giai đoạn phải gánh vác trách nhiệm với cuộc đời, gia đình, đất nước và cả đạo pháp, thì lúc già niềm vui tràn ngập. Nếu chúng ta để thời gian gánh vác qua đi mà không làm được gì nhiều thì sau này sẽ thấy hối tiếc.
Nếu nhìn vào mặt người già và thấy họ mờ mịt không hướng đi, hụt hẫng, chán chường vì cảm thấy đời trống rỗng vô vị, ta có thể phần nào đoán được rằng người đó lúc trẻ đã thụ hưởng quá nhiều.
Vì thế từ bây giờ chúng ta hãy chấp nhận cực nhọc mà sống xứng đáng trong giai đoạn mình đang cưu mang nhiều trách nhiệm. Hãy gánh vác nhiều hơn điều mà cuộc đời đòi hỏi. Gia đình, xã hội, đất nước, đạo pháp chỉ yêu cầu một, nhưng hãy cố gắng tận tâm, tận lực để đóng góp gấp đôi. Được như vậy, mấy chục năm sau, niềm hỷ lạc sẽ ngập tràn tâm hồn và cuộc sống mỗi người.
Trích sách: Đạo Phật và xã hội, trang 63, 64 – TT. Thích Chân Quang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *