Giảng kinh, Hòa Thượng Tịnh Không

Niệm Phật đến mức “công phu thành phiến” chính là nói đến “nhất hướng chuyên niệm”

Niệm Phật đến mức "công phu thành phiến" chính là nói đến "nhất hướng chuyên niệm"
Những hành giả nói niệm Phật đến mức “công phu thành phiến” chính là nói đến “nhất hướng chuyên niệm” như trong kinh Vô Lượng Thọ đã dạy. Niệm đến mức “công phu thành phiến” thì khi lâm chung, A Di Đà Phật đến đón. Trước hết, có Phật quang chiếu đến thân hành giả, nghiệp chướng lập tức tiêu diệt, công phu tự nhiên tăng gấp bội, đạt đến mức nhất tâm bất loạn. Nếu chính mình niệm Phật đạt đến mức Sự nhất tâm thì vừa được Phật quang chiếu tới, sẽ đạt đến mức Lý nhất tâm. Đấy chính là bổn nguyện, oai thần của A Di Đà Phật gia trì. Do vậy, “nhất tâm bất loạn” không cần phải lo lắng, chỉ cần thật thà niệm, sẽ nhất định thành tựu.
“Tín Quả giả, thâm tín Tịnh Độ, chư thiện tụ hội, giai tùng Niệm Phật tam muội đắc sanh” (Tin vào quả, tin tưởng sâu xa Tịnh Độ là nơi các vị thượng thiện nhân tụ hội, đều từ Niệm Phật tam muội mà được vãng sanh): Quả báo là vãng sanh, nhất định phải lấy vãng sanh Tịnh Độ làm mục tiêu mong cầu duy nhất. Trong xã hội hiện thời, đối với hoàn cảnh sống, [hãy nên] hết thảy tùy duyên, đời này vốn do đền trả nghiệp mà sanh trong thế gian này, chỉ nhất tâm cầu sanh Tịnh Độ. Tây Phương thế giới là nơi các vị thượng thiện nhân cùng ở một chỗ. Chữ “thượng thiện nhân” không dùng để chỉ người tầm thường, mà để chỉ hàng Đẳng Giác Bồ Tát. Ở Tây Phương, Đẳng Giác Bồ Tát chẳng thể tính xuể, đều do Niệm Phật tam muội mà được sanh về đấy. “tam muội” (Samādhi) dịch là Chánh Thọ, nghĩa là sự hưởng thụ chánh đáng, còn dịch là Thiền Định. Người Niệm Phật trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có những tạp niệm khác, trong tâm vui sướng, không vướng mắc phiền não, lo âu, nên công phu có thể thành phiến. Nếu cứ thật thà niệm thì công phu tam muội sẽ tự nhiên nâng cao không ngừng, ắt sẽ có thành tựu. Nhân quả như bóng theo hình, trọn chẳng luống uổng!
Tin vào Sự là cõi Tây Phương Cực Lạc ở ngoài mười vạn ức cõi Phật quả thật có, chẳng giống như truyện ngụ ngôn của Trang Sinh[4]. Chúng ta có thiện tâm, có ác tâm, có chân tâm, có vọng tâm, có thanh tịnh tâm, có ô nhiễm tâm. Thế giới Sa Bà này là do tâm tham, sân, si, mạn của chúng ta biến hiện ra. Tây Phương thế giới là do một niệm tâm thanh tịnh của chúng ta biến hiện. Tịnh Độ hay Uế Độ đều do tự tánh biến hiện, đều chẳng phải do bên ngoài đưa tới. Tịnh Độ là do tâm thanh tịnh của Phật biến hiện, mà cũng do hết thảy người niệm Phật trong mười phương thế giới biến hiện ra. Tâm Phật và tâm chúng sanh là một, chẳng phải hai.
(PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI GIẢNG KÝ – PHẦN 2 – Pháp sư Tịnh Không giảng thuật )
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *